Bài 1 trang 95 SGK Hóa 10 nâng cao
Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các tương ứng:
a) Na → Na+
b) Mg → Mg2+
c) Al → Al3+
d) Cl → Cl-
e) S → S2-
f) O → O2-
Hướng dẫn giải:
a) Na → Na+ + 1e.
b) Mg → Mg2+ +2e.
c) Al → Al3+ + 3e.
d) Cl + 1e → Cl-.
e) S + 2e → S2-.
f) O + 2e → O2-
Bài 2 trang 95 SGK Hóa 10 nâng cao
Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau:
a) Liên kết ion.
b) Liên kết cộng hóa trị không cực.
c) Liên kết cộng hóa trị có cực.
Hướng dẫn giải:
So sánh | Liên kết cộng hóa trị không cực | Liên kết cộng hóa trị có cực | Liên kết ion |
Giống nhau về mục đích | Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e) | ||
Khác nhau về cách hình thành liên kết | Dùng chung e. Cặp e không bị lệch | Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn | Cho và nhận electron |
Thường tạo nên | Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim | Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau | Giữa kim loại và phi kim |
Nhận xét | Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion. |
Bài 3 trang 95 SGK Hóa 10 nâng cao
Cho dãy oxit sau: Na2P, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của hai nguyên tử trong phân tử, hãy xác định kiểu liên kết trong từng phân tử oxit (dựa vào số liệu ở bảng 2.3 SGK Hóa học lớp 10).
Hướng dẫn giải:
Na2O, MgO, Al2O3 | SiO2, P2O5, SO5 | Cl2O7. | |
Hiệu độ âm điện | 2,51; 2,13; 1,83 | 1,54; 1,25; 0,86 | 0,28 |
Liên kết | liên kết ion | liên kết cộng hóa | liên kết cộng |
Có cực/ không cực | trị có cực | hóa trị không cực |
Bài 4 trang 96 SGK Hóa 10 nâng cao
a) Dựa vào độ âm điện, hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào trong dãy nguyên tố sau: O, Cl, S, H.
b) Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau: Cl2O, NCl3, H2S, NH3. Xem xét phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất.
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Độ âm điện của O; Cl; S; H lần lượt là: 3,44; 3,16; 2,58; 2,2.
Nhận xét: Tính phi kim giảm dần (O > Cl > S > H).
Câu b:
Công thức cấu tạo:
Cl2O NCl3
Hiệu độ âm điện: 0,28 0,12
H2S NH3
Hiệu độ âm điện: 0,38 0,84
Phân tử Cl2O, NCl3, H2S. Có liên kết cộng hóa trị không phân cực. Phân tử NH3 có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất.
Bài 5 trang 96 SGK Hóa 10 nâng cao
Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron 1s22s22p3
a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức của hợp chất đơn giản nhất của hiđro.
b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo phân tử đơn chất của nguyên tố đó.
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Tổng số electron là 7, suy ra nguyên tố ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn.
- Có 2 lớp electron, suy ra nguyên tố thuộc chu kì 2.
- Thuộc nhóm VA vì có 5 electron ở lớp ngoài cùng, đó là nitơ (N).
- Công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro là NH3.
Câu b:
Công thức electron:
Công thức cấu tạo:
Bài 6 trang 96 SGK Hóa 10 nâng cao
Có bao nhiêu electron trong mỗi ion sau đây: NO2-, SO22- , CO22- ; Br-, NH4+ .
Hướng dẫn giải:
Trong NO3- :7 + 3.8 + 1 = 32 electron;
Trong SO42- :16 + 4.8 + 2 = 50 electron;
Trong Br- : 35 + 1 = 36 electron;
Trong CO32- : 6 + 3.8 + 2 = 32 electron;
Trong NH4+ : 7 + 4.1 – 1 = 10 electron;
Bài 7 trang 96 SGK Hóa 10 nâng cao
Tổng số proton trong hai ion XA32- và XA42- lần lượt là 40 và 48. Xác định các nguyên tố X, A và các ion XA32- , XA42-
Hướng dẫn giải:
Trong nguyên tử A có số p = số e = ZA; trong nguyên tử B có số p = số e = ZA
Theo đề bài ta có:
ZX + 3ZA = 40 và ZX + 4ZA = 48
⇒ ZA = 8 và ZX = 16
Vậy nguyên tố X là S và nguyên tố A là O. Các ion đã cho là SO32- và SO42-
Bài 8 trang 96 SGK Hóa 10 nâng cao
Xác định điện hóa trị của các nguyên tử và nhóm nguyên tử trong những hợp chất ion sau: BaO, K2O, CaCl2, AlF3, Ca(NO3)2.
Hướng dẫn giải:
Điện hóa trị của các nguyên tử và nhóm nguyên tử là:
Ba = 2+ ; O = 2-; K= 1+; Ca = 2+; Cl = 1-; Al = 3+; F= 1-; NO3 = 1-
Bài 9 trang 96 SGK Hóa 10 nâng cao
Xác định cộng hóa trị của nguyên tử những nguyên tố trong những hợp chât cộng hóa trị sau: NH3, HBr, AlBr3, PH3, CO2
Hướng dẫn giải:
Cộng hóa trị của các nguyên tố là:
NH3: N có cộng hóa trị là 3 và H có cộng hóa trị là 1
HBr: H có cộng hóa trị là 1 và Br có cộng hóa trị là 1
AlBr3: Al có cộng hóa trị là 3 và Br có cộng hóa trị là 1
PH3: P có cộng hóa trị là 3 và H có cộng hóa trị là 1
CO2: C có cộng hóa trị là 4 và O có cộng hóa trị là 2.
Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 10 Chương 3 Bài 24 Luyện tập chương, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 10 học tập thật tốt!