Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

Qua bài giảng Đức tính giản dị của Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu được Đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác Hồ. Qua đó học sinh nắm được nghệ thuật nghị luận của bài văn, đặc biệt là cách nêu luận cứ, chọn lọc dẫn chứng, chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm. Đây là bài học quan trọng để chúng ta noi gương theo.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Phạm Văn Đồng (1906 - 2000)
  • Quê: Ở xã Đức Tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi.
  • Cuộc đời:
    • Ông là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn.
    • Ông tham gia cách mạng năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
    • Ông từng là Thủ tướng Chính Phủ trên 30 năm.
    • Ông có nhiều công trình, bài nói và bài viết sâu sắc về văn hóa, văn nghệ, về chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc.

b. Tác phẩm

  • Tác phẩm
    • Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ vài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa văn khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980)
  • Bố cục
    • Chia làm 2 phần
      • Phần 1. Từ đầu đến.... “thanh bạch, tuyệt đẹp”: Cuộc sống giản dị và khiên tốn của Bác.
      • Phần 2. Còn lại: Chứng minh cuộc sống giản dị của Bác bằng dẫn chứng và lí lẽ.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ

  • “Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác” → luận điểm của văn bản.
  • Đời sống cách mạng to lớn và đời sống hàng ngày giản dị hằng ngày: Trong sáng, thanh bạch tuyệt đẹp.
  • Thể hiện niềm tin của tác giả vào nhận định của mình và sự ngợi ca đối với Bác.

b. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ

  • Giản dị trong lối sống
    • Giản dị trong tác phong sinh hoạt:
      • Bữa cơm của Bác: Bữa ăn vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong bao giờ bát cũng sạch, thức ăn được xếp tươm tất. → Ăn uống đạm bạc, ngoài ra Bác còn thể hiện sự quý trọng kết quả sản xuất của con người, kính trọng người phục vụ.
      • Cái nhà sàn nơi Bác ở: Nhà sàn chỉ vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phản phất hương hoa vườn. → Đơn sơ, thanh bạch, tao nhã
    • Giản dị trong quan hệ với mọi người:
      • Viết thư cho một đồng chí.
      • Nói chuyện với các cháu miền Nam.
      • Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.
      • Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp.
      • Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
  • Giản dị trong cách nói và viết

    • Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. → Đó là những câu nói nổi tiếng, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Mọi người dân đều biết, đều thuộc và hiểu câu nói này.
    • Bình luận về cách nói giản dị đó: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

→ Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân .

  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.

      • Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục

      • Lập luận theo trình tự hợp lí.

      • Giọng văn sôi nổi, nồng nhiệt.

    • Nội dung

      • Ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ.

      • Bài học về việc học tập, rèn luyện, noi theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề bài: Nêu cảm nghĩ của em về Đức tính giản dị của Hồ Chí Minh trong văn bản "Đức tính giản dị của Hồ Chí Minh" của Phạm Văn Đồng.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu về đức tính giản dị
  • Việt Nam ta luôn có truyền thống yêu nước, dung cảm, bất khuất,…. Một dân tộc tràn đầy sức sống và niềm tin mãnh liệt. Một đức tính vô cùng tốt đẹp của dân tộc được lưu truyền từ đời này đến đời khác, qua bao thế hệ đó là đức tính giản dị. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về đức tính giản dị của con người Việt Nam.

2. Thân bài

  • Giải thích thế nào là giản dị:
    • Giản dị là có lối sống phù hợp với hoàn cảnh với cuộc sống của mỗi chúng ta.
    • Không sống xa hoa, lãng phí, ăn chơi trát tán.
    • Lối sống này dễ hòa nhập với con người do cùng hoàn cảnh và cuộc sống
  • Lối sống giản dị:
    • Là lối sống đẹp, không khoa trương, không diện nhưng dễ thu hút lòng người
    • Chúng ta cần tu dưỡng và rèn luyện để có lối sống giản dị
    • Giản dị là một biểu hiện trong cuộc sống
    • Là một đạo đức, truyền thống của dân tộc Việt Nam
  • Biểu hiện của lối sống giản dị:
    • Trong cuộc sống:
      • Ăn uống bình thường, không xa xỉ
      • Ăn mặc giản dị, đường hoàng
      • Có lối sống giản dị
      • Đối xử tốt với mọi người xung quanh
    • Trong lối sống:
      • Hòa nhã với mọi người
      • Đối xử tốt với mọi người
      • Yêu thương và giúp đỡ người khác
  • Ví dụ về tấm gương đức tính giản dị:
    • Bác Hồ có lối sống giản dị, từ ăn uống đến cách ăn mặc,….

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị
  • Chúng ta nên có lối sống giản dị
  • Học tập những tấm gương giản dị

3. Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ”  đã cho chúng ta hiểu thêm về phẩm chất tốt đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ cách mạng tài ba, người Cha kính yêu của dân tộc và nhà văn hóa lớn của nhân loại.Để nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, các em có thể tham khảo bài soạn văn tại đây: Bài soạn Đức tính giản dị của Bác Hồ.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Để có được một cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ cung như việc biết cách trình bày, triển khai một đề văn phân tích tác phẩm theo yêu cầu, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?