Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Ích lợi của việc đi bộ. Thấy con người giản dị, yêu quý tự do, yêu quý thiên nhiên của nhà văn. Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đai bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài văn còn thể hiện rõ Ru - xô là một con người giản dị, quí trọng tự do và yêu thiên nhiên.
1.2. Nghệ thuật
- Trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng.
- Cách dùng đại từ nhân xưng linh hoạt, có tác dụng cho việc trình bày lập luận, giải thích...
- Đan xen yếu tố tự sự, biểu cảm, lí lẽ kết hợp với kinh nghiệm thực tế.
2. Soạn bài Đi bộ ngao du
Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.
Các luận điểm chính:
- Đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không lệ thuộc ai, không lệ thuộc vào bất cứ cái gì (đoạn 1).
- Đi bộ ngao du thì thì ta sẽ có dịp trau dồi kiến thức cho mình (đoạn 2).
- Đi bộ có tác dụng tốt cho sức khỏe, tinh thần (đoạn 3).
Câu 2. Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?
- Về trật tự các luận điểm thì tùy ở mỗi người xem cái nào quan trọng hơn thì đưa lên trước (có thể sắp xếp luận điểm hai hoặc luân điểm ba lên trước đều được).
- Đối với Ru-xô, từ nhỏ đã bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập, lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn nên ông luôn khao khát tự do. Bởi vậy, ông đưa luận điểm đi bộ mang lại lợi ích tự do lên trên là điều dễ hiểu. Từ nhỏ, ông khao khát tri thức nhưng hầu như ông không được học hành, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Ông lập luận trau dồi tri thức không qua sách vở mà qua thực tiễn cuộc sống sinh động, ông xếp luận điểm lợi ích đi bộ để trau dồi kiến thức ở vị trí thứ hai.
Câu 3. Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận.
- Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lí luận chung, xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng mình.
- Cũng có chỗ những trải nghiệm của “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò tưởng tượng của ông.
- Lí luận trừu tượng (khi xưng “ta”) và những trải nghiệm cá nhân (khi xưng “tôi”) đan xen nhau làm cho bài văn nghị luận Đi bộ ngao du thêm sinh động, không khô khan.
Câu 4. Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này?
- Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
Ngoài ra các em có thể tham khảo bài giảng Đi bộ ngao du để hiểu rõ hơn về tác giả Ru - xô một con người giản dị, quí trọng tự do và yêu thiên nhiên.
3. Một số bài văn mẫu về bài Đi bộ ngao du
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật một số bài văn mẫu về bài Đi bộ ngao duó trong thời gian sớm nhất!
4. Hỏi đáp về bài Đi bộ ngao du
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.