TRƯỜNG THCS PHÚC TIẾN
| ĐỀ THI VIOLYMPIC CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 120 phút |
ĐỀ BÀI
Câu 1. (2 điểm) Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập? Tại sao ở những cây hoa trồng bằng hạt thường có màu sắc hơn cây hoa trồng bằng cành?
Câu 2. (2 điểm)
a/ Vì sao nói nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
b/ Tại sao nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy.
Câu 3. (1,5 điểm)Trong chu kì nguyên phân của tế bào, ở mỗi kì hãy chọn 1 đặc điểm quan trọng nhất về biến đổi hình thái của NST và ý nghĩa của sự biến đổi đó?
Câu 4. (2 điểm): Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 5. (1,5 điểm)
Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn và gen b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng khác nhau.
a/ Viết các kiểu gen quy định cây thân cao quả tròn và cây thân thấp quả bầu dục.
b/ Các cây nói trên thực hiện giảm phân bình thường cho ra những loại giao tử nào? Từ đó hãy nêu công thức tổng quát tính số loại giao tử của cơ thể có chứa n cặp gen dị hợp.
c/ Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để:
+ F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1:1:1.
+ F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 9:3:3:1.
+ F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1.
Câu 6. (1 điểm)
Ba hợp tử của cùng một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=8. Hợp tử 1 nguyên phân 1 số lần tạo ra số tế bào con bằng 25% số tế bào con do hợp tử 2 nguyên phân tạo ra. Tổng số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 có 512 nhiễm sắc thể đơn. Quá trình nguyên phân của cả 3 hợp tử nói trên có số tế bào con với tổng số 832 nhiễm sắc thể đơn.
a) Xác định số tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử?
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
* Nội dung:Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
* Những cây hoa trồng bằng hạt chính là kết quả của sinh sản hữu tính có giảm phân và thụ tinh.
- Trong giảm phân tạo giao tử: Do sự phân li và tổ hợp của các NST đã dẫn đến hình thành nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
- Trong thụ tinh tạo hợp tử: Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra nhiều loại hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Đây chính là nguyên nhân chính làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú
- Cây trồng bằng cành chính là kết quả của sinh sản vô tính, chỉ có quá trình nguyên phân nên cây đó có kiểu gen giống như cây mẹ. Do đó không xuất hiện biến dị tổ hợp.
Vì vậy những cây hoa trồng bằng hạt thường có nhiều màu sắc hơn cây hoa trồng bằng cành.
Câu 2:
a/ Nhiễm sắc thể được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào:
- NST chứa ADN mang gen chứa thông tin di truyền.
- NST có khả năng tự nhân đôi và phân li trong nguyên phân tạo sự ổn định NST ở tế bào con so với tế bào mẹ.
- NST có khả năng phân li trong giảm phân tạo ra các giao tử chứa bộ NST đơn bội, đồng thời qua thụ tinh thì các giao tử đực và giao tử cái kết hợp tạo trở lại bộ NST lưỡng booijj trong hợp tử giúp ổn định bộ NST và thông tin di truyền ở tế bào con.
b/
- Nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau vì:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Tạo điều kiện cho NST kép tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào.
+ Tạo ra hình dạng đặc trưng của bộ NST trong tế bào của mỗi loài.
- Nếu thoi phân bào bị phá hủy ở kì trước thì:
+ Tại kì giữa các nhiễm sắc thể không không đính lên thoi phân bào được.
+ Tại kì sau các NST không di chuyển về 2 cực của tế bào nên NST không phân li bình thường dẫn đến sự hình thành thể đa bội.
Câu 3:
Các kỳ | Sự biến đổi hình thái NST | Ý nghĩa |
Kỳ trung gian | - NST tháo xoắn cực đại - NST tự phân đôi tạo thành NST kép gồm 2 cromatit | → Tạo điều kiện cho các hoạt động di truyền -Tạo điều kiện cho sự phân chia NST vào kì sau |
Kỳ đầu | -Các cromatit tiếp tục đóng xoắn dày hơn, ngắn hơn | → Tạo điều kiện thuận lợi cho NST nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc vào kì giữa |
Kỳ giữa | -Các cromatit đóng xoắn cực đại. nhìn rõ nét nhất, ngắn nhất | → Tạo hình thái đặc trưng của bộ NST của loài -NST rút ngắn thuận lợi cho sự phân ly chủa NST vào kì sau |
Kì sau | -Các cromatit tách nhau thành các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào | → Sự phân ly đồng đều của các NST về tế bào con |
Kỳ cuối | -Các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh | → Giúp NST thuận lợi khi tự nhân đôi vào kì trung gian |
Câu 4:
- NST kép: gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và đính nhau ở tâm động, hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, / 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Sự khác nhau:
NST kép | Cặp NST tương đồng |
- Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động | - Gồm 2 NST đồng dạng |
- Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ | - Có 2 nguồn gôc: 1 từ bố, 1 từ mẹ |
- 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất | - 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau |
Câu 5:
KG cây thân cao quả tròn: AABB; AaBB; AABb; AaBb
KG cây thân thấp quả bầu dục: aabb
b) Những loại giao tử.
Kiểu gen | Giao tử |
AABB | AB |
AaBB | AB; aB |
AABb | AB; Ab |
AaBb | AB; Ab; aB; ab |
aabb | ab |
+) CT TQ: 2n
c)
+ F1 có tỉ lệ: 1:1:1:1 --> P: AaBb x aabb
+ F1 có tỉ lệ: 9:3:3:1 --> P: AaBb x AaBb
+ F1 có tỉ lệ: 1:1 --> P: AaBB x aabb; AABb x aabb
Câu 6:
a) Số tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử:
Gọi x là số TB con do hợp tử 1 tạo ra => 4x là số TB con do hợp tử 2 tạo ra.
Số TB con tạo ra từ:
- Hợp tử 3: 512/8=64
- Cả 3 hợp tử: 832/8=104
Ta có phương trình:
x + 4x + 64 = 104
5x = 104 – 64 = 40
x = 40/5 = 8 = số TB con của hợp tử 1
4x = 32 = số TB con của hợp tử 2
b) Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử:
- Hợp tử 1: 2k1 = 8 = 23 => k1 = 3
- Hợp tử 2: 2k2 = 32 = 25 => k1 = 5
- Hợp tử 3: 2k3 = 64 = 26 => k1 = 6
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: