Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Hưng Yên

 

SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2020

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường. Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy!

(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005) 

Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì ?

Câu 2 (1,0 điểm): Gọi tên các phép liên kết hình thức và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện của các phép liên kết ấy trong hai câu văn sau: "Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin."

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: "Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường." Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu nào? (1.0)

Câu 4 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình” trong những câu văn sau: "Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt."

Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 8 đến 10 câu), trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái, với câu chủ đề: Thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống của con người. (Lưu ý: Gạch chân thành phần tình thái). 

Câu 2 (4,0 điểm):

Ngày xuân con én đưa thoi, 

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi,

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lệ trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng ba, 

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh,

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

 (Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2020, tr. 84 - 85) 

Phân tích đoạn thơ trên và nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du.

  ---------HẾT---------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước.

Câu 2 (1,0 điểm): Các phép liên kết hình thức

  • Phép nối: và
  • Phép lặp: "đôi mắt"

Câu 3 (1,0 điểm):

  • Cấu tạo ngữ pháp của câu: "Tuổi trẻ của mình (cn) đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường (vn)."
  • Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu: đơn

Câu 4 (0,5 điểm):

Tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình”: 

  • Nhấn mạnh ý nghĩa của tuổi trẻ tác giả: tuổi trẻ đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc, đã cùng với thế hệ mình và thế hệ cha anh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Khẳng định niềm tự hào được cống hiến cho dân tộc.
  • Tạo nhịp điệu hùng hồn, thiết tha cho câu văn.

Câu 5 (1,0 điểm):

Qua đoạn nhật kí, ta thấy hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng cực khổ, đầy nguy hiểm: phải trải qua bom rơi, đạn nổ, thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu... Dù hoàn cảnh sống, chiến đấu đầy gian lao, cực khổ nhưng vẫn ánh lên trong tâm hồn tác giả là niềm tin yêu, mơ ước, là tình yêu thương vẫn ánh lên trong đôi mắt.

II. Phần làm văn

Câu 1.

Giới thiệu vấn đề nghị luận: thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống

Bàn luận về tinh thần lạc quan

Lạc quan là gì? Lạc quan là thái độ sống tốt, có cách nhìn, tin tưởng và luôn hướng về những điều tốt đẹp ở tương lai. 

Biểu hiện của tinh thần lạc quan

  • Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra
  • Luôn yêu đời
  • Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra

Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

  • Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
  • Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
  • Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
  • Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc

Một số tấm gương về tinh thần lạc quan

  • Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng
  • Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống
  • Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình

Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:

  • Khẳng định thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp con người vượt qua số phận.
  • Bên cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.

Câu 2:

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

  • Nguyễn Du (1766 – 1820), là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam.
  • Truyện Kiều viết về cuộc đời của nhân vật Thúy Kiều, là sáng tác viết bằng chữ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du.

- Giới thiệu đoạn trích Cảnh ngày xuân

  • Đoạn trích này được viết sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.
  • Đoạn trích này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều.

b. Thân bài

1. Khung cảnh mùa xuân

Không gian khoáng đạt: cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống.

  • Chim én đưa thoi
  • Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi
  • Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên không gian khoáng đạt.
  • Cành lê trắng: gợi sự thanh khiết, trong trẻo.

⇒ Bút pháp miêu tả, gợi, từ ngữ gợi hình: cảnh ngày xuân hiện ra tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống.

2. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh

  • Lễ tảo mộ: ngày tựu trung đến viếng, dọn dẹp, sửa sang và thắp hương phần mộ của người thân.
  • Hội đạp thanh.
  • Sử dụng những từ ngữ gợi tả:
  • Gần xa, nô nức (tính từ): tâm trạng náo nức.
  • Yến anh, tài từ, giai nhân, chị em (danh từ): gợi sự đông vui náo nhiệt.
  • Sắm sửa, dập dìu (động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp.

⇒ Không khí cảnh lễ hội rộn ràng, náo nức, cùng những nghi thức trang nghiêm khi viếng mộ.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn  - Sở GD&ĐT Hưng Yên. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?