Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Vật lý THPT Chuyên ĐH Vinh có đáp án

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

 

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

KHỐI THPT CHUYÊN

Môn thi: Vật lí

Thời gian làm bài: 150 phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2,0 điểm).

Một ca nô xuất phát từ điểm A trên một khúc sông thẳng \({\rm{AB  =  8 km}}\) và chạy xuôi dòng. Cùng lúc đó, tại A một bè gỗ cũng bắt đầu trôi xuôi dòng. Ca nô chạy đến B thì quay lại chạy ngược dòng, sau 48 phút tính từ lúc xuất phát ở A, ca nô gặp lại bè lần thứ nhất tại C, với \({\rm{BC  =  6,4 km}}{\rm{.}}\) Coi nước chảy đều, vận tốc của ca nô so với nước là không đổi. Bỏ qua thời gian ca nô quay đầu, kích thước của ca nô và của bè.

    a) Tính vận tốc của dòng nước và vận tốc của ca nô khi xuôi dòng.

    b) Giả sử sau khi gặp bè, ca nô quay lại chạy xuôi, tới B quay lại chạy ngược, gặp bè quay lại chạy xuôi... cứ như vậy cho đến khi ca nô và bè gặp nhau ở B. Tính tổng thời gian chạy của ca nô.

Câu 2 (2,0 điểm).

Một bình nhiệt lượng kế chứa nước có khối lượng nước \({{\rm{m}}_{\rm{1}}}{\rm{ = }}\;{\rm{100 g}}\) đang ở nhiệt độ \({{\rm{t}}_{\rm{1}}}{\rm{ = }}\;{\rm{25}}{\;^0}{\rm{C}}{\rm{.}}\) Người ta thả vào bình một quả cầu bằng kim loại có khối lượng \({{\rm{m}}_{\rm{2}}}{\rm{ = }}\;{\rm{100 g,}}\) đang ở nhiệt độ \({{\rm{t}}_{\rm{2}}}{\rm{ = }}\;{\rm{100}}{\;^0}{\rm{C}}{\rm{.}}\) Nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng nhiệt là \({\rm{t  =  30}}{\;^0}{\rm{C}}{\rm{.}}\) Sau đó, người ta đổ thêm vào bình một lượng nước có khối lượng \({{\rm{m}}_{\rm{3}}}{\rm{ =  200 g}}\) cũng có nhiệt độ \({{\rm{t}}_{\rm{1}}}{\rm{ =  25}}{\;^0}{\rm{C}}\) thì nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng nhiệt là \({\rm{t'  =  27,5}}{\;^0}{\rm{C}}{\rm{.}}\) Cho biết nhiệt dung riêng của nước là \({{\rm{c}}_{\rm{1}}}{\rm{ =  4200 J/(kg}}{\rm{.K)}}{\rm{.}}\) Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ thống với môi trường bên ngoài. Bình nhiệt lượng kế có thu và tỏa nhiệt. Tìm nhiệt dung riêng \({{\rm{c}}_{\rm{2}}}\) của kim loại chế tạo quả cầu.

Câu 3 (1,5 điểm).

Cho mạch điện gồm điện trở \({{\rm{R}}_{\rm{1}}}{\rm{  =  1}}\;\Omega \) nối tiếp với một biến trở R và chúng được mắc vào một hiệu điện thế không đổi \({\rm{U  =  10}}\;{\rm{V}}{\rm{.}}\)

    a) Ban đầu công suất tỏa nhiệt trên biến trở là 16W Hãy tính hiệu điện thế trên biến trở lúc đó.

    b) Khi thay đổi biến trở, công suất tỏa nhiệt trên biến trở có thể đạt tới 26W được không? Tại sao?

Câu 4 (2,0 điểm). Có hai bóng đèn khác nhau, bóng I loại \({\rm{(6}}\;{\rm{V  -  3}}\;{\rm{W)}}\) và bóng II loại \({\rm{(3}}\;{\rm{V  -  3}}\;{\rm{W)}}{\rm{.}}\) Người ta mắc chúng vào một hiệu điện thế không đổi U=12V Để hai đèn sáng bình thường cần dùng thêm hai điện trở R1, R2

    a) Hãy vẽ tất cả các cách mắc có thể có. Tìm các giá trị điện trở R1, R2 tương ứng với các cách mắc đó.

    b) Trong tất cả các cách mắc tìm được ở trên, cách nào có lợi nhất. Giải thích vì sao?

Câu 5 (1,5 điểm). Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=20cm Đặt một vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của thấu kính sao cho điểm A nằm trên trục chính, qua thấu kính thu được ảnh thật A'B'

    a) Biết A'B' có chiều cao gấp bốn lần AB. Vẽ hình và từ đó tính khoảng cách từ AB đến thấu kính.

    b) Đặt một màn ảnh P vuông góc với trục chính của thấu kính, cách AB một đoạn không đổi 90cm Di chuyển thấu kính giữa vật và màn sao cho trục chính thấu kính không đổi, ta thấy có hai vị trí thấu kính cho ảnh rõ nét của vật trên màn. Dựa vào hình vẽ câu a hãy tính khoảng cách từ hai vị trí đó đến vật.

Câu 6 (1,0 điểm). Một quả cân đặc được tạo nên từ hai kim loại đồng và sắt. Hãy nêu phương án thí nghiệm và lập công thức để tìm tỉ lệ khối lượng đồng và sắt có trong quả cân. Các dụng cụ được sử dụng gồm:

- Một lực kế lò xo có thang đo phù hợp và giới hạn đo lớn hơn trọng lượng quả cân.

- Một bình chứa nước không có vạch chia độ, có thể bỏ chìm quả cân vào mà nước không tràn ra ngoài.

Cho rằng đã biết khối lượng riêng của nước là D, của đồng là D1 và của sắt là D2.

-------------------- Hết --------------------

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

Họ tên thí sinh:                                                             Chữ ký và họ tên của CBCT 1: …………………...........

…………………………………………………          ……………………………………………………….....

Số báo danh: .………………………………….          Chữ ký và họ tên của CBCT 2: ………………………..

Phòng thi: .……………………………………..          ……………………………………………………….....

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

 

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH

VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM 2015

Môn thi: Vật lí

Thời gian làm bài: 150 phút

(không kể thời gian phát đề)

 

Đáp án có: 03 trang

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

2,0 điểm

Đổi: 0,48 phút = 0,8 h.

a. Thời gian chạy của ca nô bằng thời gian trôi của bè, vận tốc dòng nước chính là vận tốc bè:

\({v_n} = {v_b} = \frac{{AC}}{t} = \frac{{8 - 6,4}}{{0,8}} = 2\) (km/h)

0,5

 

 

Gọi vận tốc của ca nô so với nước là v0, vận tốc ca nô khi xuôi dòng và ngược dòng là v1 và v2

\( \Rightarrow {\rm{ }}{{\rm{v}}_{\rm{1}}}{\rm{ =  }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{  +  }}{{\rm{v}}_{\rm{n}}}{\rm{ ; }}{{\rm{v}}_{\rm{2}}}{\rm{  =  }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{  -  }}{{\rm{v}}_{\rm{n}}}{\rm{.}}\)

Thời gian chạy xuôi dòng    \({t_1} = \frac{{AB}}{{{v_1}}} = \frac{{AB}}{{{v_0} + {v_n}}}\)        (1)

Thời gian chạy ngược dòng    \({t_2} = \frac{{CB}}{{{v_2}}} = \frac{{CB}}{{{v_0} - {v_n}}}\)     (2) 

0,5

 

 

Theo bài ra ta có: t1 + t2 = h.                                 (3)

Từ (1), (2) và (3) ta có :

\(\frac{{AB}}{{{v_0} + {v_n}}} + \frac{{CB}}{{{v_0} - {v_n}}} = \frac{8}{{{v_0} + 2}} + \frac{{6,4}}{{{v_0} - 2}}\)

 \( \Rightarrow v_0^2 - 18{v_0} = 0\) ⇒ v0 = 18 km/h.

Khi xuôi dòng: v1 = 20 (km/h).

0,5

 

 

b. Tổng thời gian chạy của ca nô chính là thời gian bè trôi từ A đến B:

\({t_3} = \frac{{AB}}{{{v_n}}} = \frac{8}{2} = 4\) h.

  0,5

 

Câu 2

2,0 điểm

 

Gọi c, m là nhiệt dung riêng và khối lượng của nhiệt lượng kế.

Lần 1: \({Q_{T1}} = {Q_{TH1}}\)

⇒ \({c_2}{m_2}(100 - 30) = ({c_1}{m_1} + cm)(30 - 25)\)

⇒ \(7{c_2} = (420 + cm).5\;\quad (1)\)

0,75

 

 

Lần 2: \({Q_{T2}} = {Q_{TH2}}\)

⇒ \((420 + cm + 0,1{c_2})(30 - 27,5) = {c_1}{m_3}(27,5 - 25)\)

⇒ \(420 + cm + 0,1{c_2} = 4200.0,2 = 840\;\quad (2)\)

0,75

 

 

Từ (1) và (2): \(7{C_2} = 5(840 - 0,1{C_2})\)

                      ⇒     \({C_2} = 560\;J/(kg.K)\)        

0,5

 

 

Câu 3

1,5 điểm

 

1. Ta có:  I =  U/ (R + R1) = 10/ (R + 1)

Công suất tỏa nhiệt trên R là  P = RI2

 P = 100R/ (R2 + 2R + 1)  PR2 + 2.(P – 50)R + P = 0

 Thay P = 16W  ta có 4R2 - 17R + 4 = 0

0,5

 

Giải phương trình ta được hai giá trị của R là R2 = 4 W và R3 = 0,25 W

UMN = RI = 10R/ (R+ 1)

Với R = R2 =  4W  thì  UMN  = R2I = 10 R2/ (R2+ 1) = 8 V

Với R = R3 =  0,25W  thì UMN  = R3I  = 10 R3/ (R3+ 1) = 2 V

0,5

 

2. Để phương trình PR2 + 2(P - 50)R + P = 0 có nghiệm thì

D =  (P- 50)2 - P2 = 2500 - 100P ≥ 0 => P ≤ 25W

Vậy chỉ có thể nâng công suất tỏa nhiệt tối đa của biến trở lên 25W khi mắc vào nguồn điện này nên không thể nâng công suất tỏa nhiệtcủa biến trở lên 26W được.

0,5

 

 

Câu 4

2,0  điểm

 

Ta có : \({{\rm{I}}_{{\rm{D1}}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{P}}_{\rm{D}}}_{\rm{1}}}}{{{{\rm{U}}_{{\rm{D1}}}}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{3}}}{{\rm{6}}}{\rm{ =  0,5}}\;{\rm{A}}\)   

\({{\rm{R}}_{{\rm{D1}}}} = \frac{{{U_D}_1}}{{{I_{D1}}}} = \frac{6}{{0,5}} = 12\;\Omega \)

\({{\rm{I}}_{{\rm{D2}}}} = \frac{{{P_D}_2}}{{{U_{D2}}}} = \frac{3}{3} = 1\;A > {I_{D1}}\)

\({{\rm{R}}_{{\rm{D2}}}} = \frac{{{U_D}_2}}{{{I_{D2}}}} = \frac{3}{1} = 3\;\Omega \)

Các đèn không thể trực tiếp mắc nối tiếp hay song. Vì vậy có 3 cách mắc:

0,25

 

2. Cách mắc có lợi nhất khi hiệu suất lớn nhất. Vì công suất có ích là công suất tỏa nhiệt trên 2 bóng đèn, luôn không đổi nên hiệu suất lớn nhất khi công suất của mạch nhỏ nhất, tức I nhỏ nhất vì U không đổi.Vì vậy cách 1 có lợi nhất.

0,25

 

 

Câu 5

1,5 điểm

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

0,25

 

Câu 6

1,0 điểm

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

0,25

 

 

           

Ghi chú:        

- Nếu thí sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa theo từng phần,từng câu.

- Nếu đáp số nào thiếu hoặc sai đơn vị thì trừ 0,25 điểm, nhưng toàn bài không trừ quá 0,5 điểm.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Vật lý trường THPT Chuyên Đại Học Vinh - Nghệ An

Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi tuyển sinh sắp tới.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?