ÔN THI HỌC KÌ 2
MÔN VẬT LÝ LỚP 10 – NĂM HỌC 2017 - 2018
1. Video ôn tập Vật lý 10 học kì 2
Với thời lượng 1 giờ 26 phút, video ôn tập cuối năm do Thầy Thân Thanh Sang- GV tại Chúng tôi trực tiếp giảng dạy sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại toàn bộ nội dung chính của chương trình Vật lý 10 học kì 2, giúp các em dễ dàng hơn trong việc hệ thống lại kiến thức trước bài thi học kỳ sắp tới.
2. Ôn tập Lý thuyết Vật lý lớp 10 HK2
Câu 1: Động lượng: Nêu định nghĩa, viết công thức, đơn vị. Giữa độ biến thiên động lượng và xung lượng của lực có mối quan hệ gì? Phát biểu định luật bảo toàn động lượng và viết biểu thức cho hệ hai vật.
1. Định nghĩa: động lượng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bằng công thức: (kg.m/s)
\({\vec p = m.\vec v}\)
2. Mối quan hệ giữa độ biến thiên động lượng và xung lượng của lực:
Độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
\({\Delta \vec p = {{\vec p}_2} - {{\vec p}_1} = \vec F.\Delta t}\)
3. Định luật bảo toàn động lượng: tổng động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn
Câu 2: Phát biểu định nghĩa công trong trường hợp tổng quát, viết công thức, đơn vị. Biện luận để công dương, công âm, công bằng không. Công suất: nêu khái niệm, viết công thức, đơn vị.
1. Định nghĩa: khi một lực không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc α thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức: đơn vị: J (jun).
Biện luận: Công dương, công âm, công bằng 0
2. Công suất: đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
\({P = \frac{A}{t}}\)
đơn vị: W (oát), mã lực (1HP = 746W ),…
Câu 3: Động năng: Nêu định nghĩa, viết công thức, đơn vị. Định lý Động năng?
1. Động năng là năng lượng mà vật có được do nó đang chuyển động.
\({{W_d} = \frac{1}{2}m.{v^2}}\) ; đơn vị: J (jun).
2. Đinh lý động năng: Dưới tác dụng của lực \({\rm{\vec F}}\) , vật chuyển động từ vị trí có động năng \(\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{mv}}_{\rm{1}}^{\rm{2}}\) đến vị trí có động năng \(\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{mv}}_{\rm{2}}^{\rm{2}}\) thì công do lực \({\rm{\vec F}}\) :
+ Lực tác dụng lên vật sinh công dương (vật nhận công) thì động năng vật tăng.
+ Lực tác dụng lên vật sinh công âm (vật sinh công) thì động năng vật giảm.
Câu 4: Thế năng trọng trường: Nêu định nghĩa, viết công thức, đơn vị
Định nghĩa: Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
\({{W_t} = mgz}\)
đơn vị: J (jun).
Trong đó: z (đơn vị m) là độ cao của vật so với mốc thế năng.
Câu 5: Thế năng đàn hồi: Viết công thức, đơn vị.
Thế năng đàn hồi của lò xo: \({{{\rm{W}}_{\rm{T}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{k}}{\rm{.(\Delta l}}{{\rm{)}}^{\rm{2}}}}\) (đơn vị: Jun J)
k là độ cứng lò xo (N/m); là độ biến dạng lò xo (m)
Câu 6: Cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường và cơ năng của một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi: phát biểu định nghĩa, viết công thức. Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng.
1. Định nghĩa: Cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường bằng tổng động năng và thế năng trọng trường của vật đó.
2. Định luật bảo toàn cơ năng: Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
3. Cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi: Khi 1 vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn.
W = mv2 + k(D l)2 = hằng số.
Câu 7: Nêu nội dung của thuyết động học phân tử chất khí. Nêu các đặc điểm của chất khí. Thế nào là khí lý tưởng?
1. Nội dung thuyết động học phân tử chất khí:
- Chất khi được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
- Các phân tử khi chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
- Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.
2. Các đặc điểm của chất khí:
- Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.
- Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
- Chất khí chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng.
3. Định nghĩa: Khí lý tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm.
Câu 8: Thế nào là quá trình đẳng nhiệt? Phát biểu và viết biểu thức của định luật Bôilơ – Mariốt. Thế nào là đường đẳng nhiệt? Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V) có đặc điểm gì?
1. Quá trình đẳng nhiệt: là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.
2. Định luật Bôilơ – Ma riốt: trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
Biểu thức: pV = hằng số hay \({{p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}}\)
3. Đường đẳng nhiệt: là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi.
4. Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V): có dạng đường hypebol.
Câu 9: Thế nào là quá trình đẳng tích? Phát biểu và viết biểu thức của định luật Sáclơ. Thế nào là đường đẳng tích? Đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p,T) có đặc điểm gì?
1. Quá trình đẳng tích: là quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi.
2. Định luật Sáclơ: trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Biểu thức: \(\frac{p}{T}\) = hằng số hay \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)
3. Đường đẳng tích: là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi.
4. Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,T): là một đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.
Câu 10: Thế nào là quá trình đẳng áp? Phát biểu và viết biểu thức của định luật Gay – Luyxắc. Thế nào là đường đẳng áp? Đường đẳng áp trong hệ tọa độ (V,T) có đặc điểm gì?
1. Quá trình đẳng áp: là quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi.
2. Định luật Gay – Luyxắc: trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Biểu thức: \(\frac{V}{T}\) = hằng số hay \(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}}\)
3. Đường đẳng áp: là đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi.
4. Đường đẳng áp trong hệ tọa độ (V, T): là một đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.
Câu 11: Phương trình trạng thái khí lý tưởng. Từ phương trình trạng thái suy ra các biểu thức và định luật tương ứng của các đẳng quá trình.
Phương trình trạng thái khí lí tưởng:
\(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\) = hằng số
HS tự suy ra các đẳng quá trình giống các câu 8, 9, 10.
Câu 12: Nội năng là gì? Nội năng phụ thuộc mấy yếu tố? Có mấy cách làm thay đổi nội năng của vật? Nêu ví dụ. Công thức nhiệt lượng
1. Trong nhiệt động lực học người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật.
2. Nội năng phụ thuộc 2 yếu tố: là nhiệt độ và thể tích của vật.
3. Có 2 cách làm thay đổi nội năng của vật, là:
- Thực hiện công. Ví dụ: Khi cọ xát miếng kim loại lên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên, nội năng của nó đã thay đổi. Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hóa từ một dạng năng lượng khác sang nội năng
- Truyền nhiệt. Ví dụ: thả miếng kim loại vào một nồi nước sôi thì nó sẽ bị nóng lên, nội năng của nó đã thay đổi. Trong quá trình truyền nhiệt nội năng truyền từ vật này sang vật khác, không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
4. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt : DU= Q
Công thức tính nhiệt lượng toả ra hay thu vào của một chất :
Q = m.c.Δt
Q: (J) m: (kg) ; c: nhiệt dung riêng (J/kg.K);
Δt : Độ biến thiên nhiệt độ (0C hoặc 0K)
Câu 13: Phát biểu nguyên lý I NĐLH và viết biểu thức. Nêu quy ước về dấu của A, Q và ∆U. Phát biểu nguyên lý II NĐLH (theo 2 cách). Vận dụng của nguyên lý II.
1. Phát biểu nguyên lý I: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
Biểu thức: \({\Delta U = A + Q}\)
Quy ước về dấu:
A > 0: hệ nhận công; A < 0: hệ thực hiện công;
Q > 0: hệ nhận nhiệt; Q < 0: hệ truyền nhiệt;
∆U > 0: nội năng tăng; ∆U < 0: nội năng giảm.
2. Phát biểu nguyên lý II:
Cách phát biểu của Claudiut: Nhiệt không thể truyền từ một vật sang một vật nóng hơn.
Cách phát biểu của Cácnô: Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
Câu 14: Phân biệt chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
1. Chất rắn kết tinh:
Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh. Tốc độ kết tinh càng chậm tinh thể có kích thước càng lớn.
+ Các chất kết tinh được cấu tạo từ một loại hạt có cấu trúc tinh thể khác nhau sẽ có tính chất vật lý khác nhau.
+ Ở áp suất cho trước mỗi chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định.
+ Các chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.Đơn tinh thể có tính dị hướng, đa tinh thể có tính đẳng hướng
2. Chất rắn vô định hình:
+ Không có cấu trúc tinh thể,
+ Không có hình dạng xác định.
+ Có tính đẳng hướng.
+ Không có nhiệt độ nóng chảy xác định
Câu 15: Phát biểu và viết công thức nở dài và nở khối, từ đó viết công thức xác định qui luật phụ thuộc nhiệt độ của độ dài và thể tích vật rắn.
1. Sự nở dài: Độ nở dài Δl của vật rắn (hình trụ đồng chất) tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Δt và độ dài ban đầu l0 của vật.
Độ nở dài : \({\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t \Rightarrow l = {l_0}(1 + \alpha \Delta t)}\)
α : hệ số nở dài (K-1)
2. Sự nở khối: Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.
Độ nở khối của vật rắn : \({\Delta V = V - {V_0} = \beta {V_0}\Delta t \Rightarrow V = {V_0}(1 + \beta \Delta t)}\)
Với : V0 , V là thể tích ở nhiệt độ t0 và t ; Δt = t – t0 : Độ tăng nhiệt độ
-- Để xem được đầy đủ phần ôn tập lý thuyết các em vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về --}
3. Bài tập tự luyện Vật lý lớp 10 HK2
1. Một quả bóng khối lượng 2 kg được đá bay đi với vận tốc 15 m/s tới tay thủ môn, thủ môn bắt gọn trong khoảng thời gian 0,2 s.
a. Tính động lượng của quả bóng tại thời điểm đầu và cuối của chuyển động.
b. Tìm lực mà tay tác dụng lên quả bóng trong khoảng thời gian đó.
2. Ô tô khối lượng 1,5 tấn đang chuyển động với vận tốc 54 km/h bỗng gặp một chướng ngại vật trên đường nên hãm phanh gấp. Sau 6 s xe đứng lại.
a. Tính động lượng của ô tô khi bắt đầu hãm phanh và sau khi dừng lại.
b. Tính độ biến thiên động lượng suy ra lực hãm phanh.
3. Một xe hơi nặng 0,5 tấn đang chuyển động với vận tốc 54 km/h thì đụng phải một xe tải nặng 5 tấn đang chuyển động cùng chiều phía trước với vận tốc 36 km/h làm xe hơi dừng lại. Tính vận tốc của xe tải sau va chạm.
4. Viên bi A khối lượng 200 g đang chuyển động với vận tốc v1 = 5 m/s thì tới đập vào viên bi B có khối lượng 100 g đang đứng yên (v2 = 0). Sau khi va chạm viên bi B tiếp tục chuyển động về phía trước với vận tốc = 3 m/s. Tính vận tốc và chiều chuyển động của viên bi A sau va chạm. Biết các chuyển động là cùng phương.
5. Một vật đang chuyển động đều trên mặt phẳng ngang với vận tốc 7,2 km/h trong thời gian 10 phút, dưới tác dụng của một lực kéo 40 N hợp với phương ngang một góc 600. Tính công và công suất của lực kéo.
6. Một quả bóng có khối lượng 0,6 kg đang chuyển động ở vị trí A với vận tốc 2 m/s đến vị trí B có động năng 7,5 J. Hãy cho biết:
a. Động năng của quả bóng tại điểm A.
b. Vận tốc của quả bóng tại điểm B.Tính công của tổng ngoại lực tác dụng lên bóng.
7. Một hòn sỏi khối lượng 200 g được ném thẳng đứng xuống dưới từ vị trí A với vận tốc 10 m/s, A cách mặt đất 40 m. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính động năng, thế năng, cơ năng của vật tại A.
b. Vật rơi đến vị trí B cách mặt đất 20 m. Tính động năng của vật tại B và độ giảm thế năng khi vật di chuyển từ A đến B.
8. Một vật khối lượng 2 kg tại vị trí A cách mặt đất 80 m có động năng là 900 J. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính thế năng, cơ năng và vận tốc của vật tại A.
b. Vật rơi đến vị trí B có thế năng bằng 400 J. Tính độ cao, động năng và vận tốc của vật tại B.
9. Một vật có khối lượng 100 g được thả rơi tự do với thế năng ban đầu là 10 J. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính động năng, cơ năng và độ cao tại vị trí thả vật.
b. Tính thế năng khi vật có động năng 5 J. Suy ra độ cao của vật lúc này.
c. Vận tốc lúc vật vừa chạm đất bằng bao nhiêu?
10. Một vật m=1kg ném lên theo phương thẳng đứng với động năng ban đầu W0 = 10J. Tìm độ cao cực đại mà vật có thể đạt được. Ở độ cao h bao nhiêu thì vận tốc của vật chỉ còn bằng một nửa vận tốc ban đầu. Bỏ qua lực cản của không khí.
ĐS: 1m, 0,75m.
11. Một vật nhỏ khối lượng m = 160g gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k = 100N/m, khối lượng không đáng kể, đầu kia của lò xo được giữ cố định. Tất cả nằm trên một mặt ngang không ma sát. Vật được đưa về vị trí tại đó, lò xo giãn 5cm. Sau đó vật được thả nhẹ nhàng. Dưới tác dụng của lực đàn hồi, vật bắt đầu chuyển động. Xác định vận tốc của vật khi:
a.Về tới vị trí lò xo không biến dạng. b.Về tới vị trí lò xo giãn 3cm.
12. Một vật có khối lượng 500 gam trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng độ cao h xuống mặt phẳng nằm ngang. Vật chuyển động trên mặt phẳng ngang 8 m thì dừng lại, ma sát trên mặt phẳng nghiêng không đáng kể, ma sát trên mặt phẳng ngang là 0,1 . Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính vận tốc của vật tại B. (4 m/s) b. Tính độ cao h. (0,8 m)
13. Một lượng khí có thể tích 0,1 m3 và áp suất 2 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất bằng ¼ áp suất ban đầu. Tích thể tích khí nén. Vẽ đồ thị (p,V).
14. Một khối khí được nén đẳng nhiệt từ 8 lít xuống còn 6 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75 atm.
a. Tìm áp suất khí ban đầu.
b. Vẽ đồ thị đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V).
15. Một khối khí ở 70 C đựng trong bình kín có áp suất 0,8 atm.
a. Hỏi phải nung nóng bình tới nhiệt độ bao nhiêu để áp suất trong bình là 4 atm?
b. Vẽ đồ thị đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p,T).
16. Một khối khí ở 27oC nó có thể tích 10 lít thì ở 87oC chiếm thể tích bao nhiêu?
a. Tìm trong điều kiện có cùng áp suất.
b. Vẽ đồ thị đường đẳng áp trong hệ tọa độ (V,T).
17. Một khối khí được nén đẳng áp từ thể tích 10 m3 xuống còn 8 m3.
a. Tính nhiệt độ của khối khí sau khi bị nén biết nhiệt độ ban đầu là 27oC.
b. Vẽ đồ thị đường đẳng áp trong hệ tọa độ (V,T).
18. Trong xy lanh của một động cơ đốt trong có 3 dm3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ 470 C. Pít tông nén xuống làm cho hỗn hợp khí chỉ còn 0,3 dm3 và áp suất là 4 atm. Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí nén.
19.
Một lượng khí đựng trong một xi lanh có pit tông chuyển động được, ban đầu có áp suất 2 atm và nhiệt độ 300 K. Pit tông nén khí đến khi thể tích chỉ còn một nửa thì áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm. Xác định nhiệt độ của khí nén.
20. Một mol khí lí tưởng thực hiện chu trình 1-4 cho trên đồ thị. Biết V1=2l; p1= 1at; T1= 300K; T2= 600K; T3= 1200K. Xác định các thông số còn lại ở mỗi trạng thái. Vẽ lại trong hệ p-V.
21. Một lượng không khí bị giam trong một quả cầu đàn hồi có thể tích 2,5 lít, ở nhiệt độ 200 C và áp suất 99,75 kPa. Khi nhúng quả cầu vào nước có nhiệt độ 50 C thì áp suất của không khí trong đó là 2.105 Pa. Hỏi thế tích của quả cầu giảm đi bao nhiêu?
22. Để đun sôi một ấm nước ở 20oC người ta cung cấp cho nó một nhiệt lượng 627 kJ. Tính khối lượng nước có trong trong ấm. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4,18.103 J/(kg.K).
23. Một ấm nước bằng nhôm có khối lượng 250 g đựng 1,5 kg nước ở nhiệt độ 250 C. Tìm nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước trong ấm. Nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 0,92.103 J/(kg.K) và 4,18.103 J/(kg.K).
24. Người ta thực hiện một công 200 J để nén khí trong một xy lanh. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh một nhiệt lượng 25 J. ĐS: 175 J.
25. Nén một khí khí đựng trong xy lanh với một công A làm khối khí tỏa một nhiệt lượng 40 J. Độ biến thiên nội năng của khối khí là 100 J. Tính A
26. Để nén một khối khí trong xy lanh, người ta tác dụng vào pít tông một lực 50 N làm pít tông dịch chuyển một khoảng 10 cm, đồng thời tỏa một nhiệt lượng 2 J ra bên ngoài. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.
27. Một ống hình trụ chứa không khí có nắp đậy có thể dịch chuyển lên xuống dọc theo thành ống. Người ta đốt nóng bình để cung cấp cho khối khí một nhiệt lượng 50 J thì nội năng của khối khí tăng 100 J. Khí nóng đẩy nắp bình dịch ra một đoạn 5 cm. Tính lực đẩy trung bình tác dụng lên nắp bình.
28. Một động cơ nhiệt hoạt động giữa nguồn ngón có nhiệt độ 1000C và nguồn lạnh có nhiệt độ 0K. Tính hiệu suất lí tưởng của động cơ nhiệt này. Để thực hiện một công là 73,5KJ thì động cơ phải nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng bao nhiêu và nhả cho nguồn lạnh một nhiệt lượng là bao nhiêu?
ĐS: H = 26,8%. Q1 = 27,4KJ, Q2 = 201KJ.
29. Xác định hiệu suất của một động cơ thực hiện công 300J khi nhận được từ nguồn nóng nhiệt lượng 1KJ. Nếu nguồn nóng có nhiệt độ 2270C thì nguồn lạnh phải có nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu? ĐS: H = 30%, T2 = 3500K.
30. Ở 00C một thanh kẽm có chiều dài 200mm, một thanh đồng có chiều dài 201mm. Tiết diện ngang của chúng bằng nhau. Hỏi :
a) Ở nhiệt độ nào chiều dài của chúng bằng nhau?
b) Ở nhiệt độ nào thể tích của chúng bằng nhau?
Biết hệ số nở dài của kẽm và đồng là 2,9.10-5K-1 và 1,7.10-5K-1.
35. Một lượng khí lý tưởng biến đổi trạng thái theo đồ thị bên. Cho V2=6l, V3=3l. Tính các thông số áp suất p, nhiệt độ T, thể tích V còn thiếu ở các trạng thái.(Hs tóm tắt thông số các trạng thái theo sơ đồ dưới đây)
36. Người ta thực hiện công 125 J để nén khí đựng trong xy lanh. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 25 J . Hỏi nội năng của khí tăng hay giảm một lượng bao nhiêu ?
37. Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một lượng khí lý tưởng trong hệ tọa độ (V,T)
a. Nhiệt độ ở trạng thái 2 là bao nhiêu 0C
b. Vẽ lại đồ thị trong hệ trục (P,V)
38. Màng xà phòng được căng trên mặt khung dây đồng mảnh hình chữ nhật treo thẳng đứng. Đoạn dây đồng ab dài 0,05m và có thể trượt dễ dàng không ma sát dọc theo chiều dài của khung. Tính khối lượng của đoạn dây ab để nó nằm cân bằng.Biết hệ số căng bề mặt của màng xà phòng là = 0,04 N/m, lấy g =10m/s2.
39. Một quả bóng gôn có khối lượng m = 46 g đang nằm yên. Sau một cú đánh, quả bóng bay lên với vận tốc 70 m/s. Tính xung lượng và độ lớn trung bình của lực tác dụng, biết thời gian tác dụng là 0,5.10-3 s.
40. Trong khẩu súng đồ chơi có một lò xo dài 9 cm, độ cứng là 103 N/m. Lúc bị nén chỉ còn dài 6 cm thì có thể bắn thẳng đứng một viên đạn có khối lượng 30g lên tới độ cao h. Tìm h? Cho g = 10 m/s2.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
4. 15 đề thi học kì 2 môn Vật lý 10
4.1 Đề tham khảo số 1
Đề thi học kì 2 môn Vật lý 10- Đề số 1
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Bài 1: (3,5 điểm)
a. Phát biểu định nghĩa động năng và viết biểu thức tính động năng của một vật.
b. Áp dụng: một vật có khối lượng m = 2kg, đang chuyển động thẳng đều với vận tốc có độ lớn v = 15 m/s thì động năng của vật bằng bao nhiêu?
c. Trong trường hợp của câu b, vật m đang chuyển động thì va chạm với vật M = 3 kg đang đứng yên. Sau va chạm hai vật chuyển động theo hai hướng hợp với nhau một góc α = 600. Vận tốc tối đa mà vật M có thể đạt được là bao nhiêu ?
Bài 2: (2,0 điểm)
a. Viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng và chỉ rõ ý nghĩa của các đại lượng trong phương trình.
b. Áp dụng: một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái từ trạng thái
Tìm nhiệt độ T2 của lượng khí đó.
Bài 3: (2,0 điểm)
a. Viết biểu thức của nguyên lí I nhiệt động lực học và nêu quy ước về dấu của các đại lượng trong biểu thức đó ?
b. Áp dụng: Người ta cung cấp cho khí trong một xi lanh nằm ngang nhiệt lượng 15J. Khí nở ra đẩy pittông đi một đoạn 7cm với một lực có độ lớn 30N. Tính độ biến thiên nội năng của khí ?
Bài 4: (2,5 điểm )
a. Hãy cho biết phương, chiều và độ lớn của lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì (có chiều dài l ) trên bề mặt chất lỏng.
b. Áp dụng: một que diêm dài 8 cm được thả nổi trên mặt nước. Đổ nhẹ nước xà phòng vào một phía của que diêm thì que diêm dịch chuyển về phía nào ? Tính lực làm que diêm dịch chuyển. Hệ số căng bề mặt của nước và xà phòng tương ứng là 0,073 N/m và 0,040 N/m.
4.2 Đề tham khảo số 2
Đề thi học kì 2 môn Vật lý 10- Đề số 2
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Lý thuyết ( 5 điểm)
Câu 1. Trình bày nguyên lý I của nhiệt động lực học và các quy ước về dấu. (1,5điểm)
Câu 2. Quá trình đẳng nhiệt là gì? Hãy phát biểu định luật Boyle-Mariotte và vẽ đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ ( p,V).(2điểm)
Câu 3. Biến dạng đàn hồi của vật rắn là gì? Viết công thức xác định hệ số đàn hồi k của vật rắn và ghi rõ tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Khi tăng độ lớn của ngoại lực tác dụng lên vật rắn thì hệ số đàn hồi k của vật có thay đổi không? Vì sao?(1,5điểm)
Phần II. Bài tập (5 điểm)
Bài 1. Một khối khí ban đầu ở 0oC thực hiện một chu trình biến đổi trạng thái được biểu diễn trên đồ thị như hình bên.
a. Cho biết tên các quá trình biến đổi trạng thái. (0,75đ)
b. Xác định các thông số của trạng thái (2) và (3). (1đ)
c. Vẽ đồ thị biểu diễn chu trình này trên hệ trục tọa độ (p,T). (0,75đ)
Bài 2. Một khối khí lí tưởng thực hiện được một công có độ lớn là 4.103J khi được cung cấp một nhiệt lượng 6 kJ. Nội năng của khối khí này tăng hay giảm một lượng bằng bao nhiêu?(1điểm )
Bài 3. Một thanh thép có tiết diện ngang là 2cm2. Khi được kéo bởi một lực có độ lớn F = 3,24.104 N thì thanh thép dài thêm 1,5mm. Biết suất đàn hồi của thép là 2,16 . 1011 Pa, tìm chiều dài ban đầu của thanh thép trên. (1,5điểm)
4.3 Đề tham khảo số 3
Đề thi học kì 2 môn Vật lý 10- Đề số 3
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1(1 đ). Thế nào là một hệ cô lập ? Phát biểu định luật bảo toàn động lượng .
Câu 2(1 đ). Viết biểu thức liên quan giữa độ biến thiên động năng của một vật và công A của lực tác dụng lên vật.
Áp dụng : Tìm độ biến thiên động năng của một vật rơi tự do sau khi rơi được một độ cao bằng 1m (từ vị trí đứng yên) . Cho khối lượng của vật bằng 1 kg , lấy g = 10m/s2.
Câu 3(1 đ). Nêu đinh nghĩa và viết công thức của thế năng trọng trường .
Câu 4(1 đ). Phát biểu và viết công thức của định luật Bôilơ-Mariôt
Câu 5(1 đ). Phát biểu và viết công thức của nguyên lí I nhiệt động lực học . Áp dụng nguyên lí này để xác định nội năng của một khối khí lí tưởng trong quá trình đẳng tích .
Câu 6 (1 đ) Một vật được kéo đều trên mặt đường ngang đi được 10m trong 5s nhờ một lực kéo F = 100N có hướng hợp phương ngang một góc 600 .Tính công và công suất của lực kéo trên quãng đường này.
Câu 7 (2 đ). Một vật khối lượng 1kg thả trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 10m có góc nghiêng 300 so với phương ngang , ma sát không đáng kể . Lấy g =10m/s2 .
a) Tính vận tốc của vật đến chân mặt phẳng nghiêng .
b) Khi đến chân mặt phẳng nghiêng , vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang và dừng lại do có ma sát . Tính công lực ma sát trong giai đoạn này ?
Câu 8(2 đ). Một khối lượng khí lý tưởng ở trạng thái 1 có thể tích 20lít, áp suất 1atm , biến đổi đẳng nhiệt sang trạng thái 2 có áp suất tăng gấp đôi .
a) Tính thể tích khí ở trạng thái 2 .
b) Sau đó nung nóng khí đẳng tích đến nhiệt độ 327 0C , khí có áp suất là 4atm (trạng thái 3). Tính nhiệt độ khí ở trạng thái 1 .
c) Biểu diễn cả hai quá trình trên trong cùng hệ tọa độ ( p -V)
4.4 Đề tham khảo số 4
Đề thi học kì 2 môn Vật lý 10- Đề số 4
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
A.LÝ THUYẾT : ( 5 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm)
- Định nghĩa thế năng trọng trường.
- Ghi công thức nêu lên mối quan hệ giữa công của trọng lực với độ biến thiên thế năng của trọng trường giữa hai điểm M và N trong trọng trường. Khi nào trọng lực sinh công dương? Khi nào trọng lực sinh công âm? Vì sao?
Câu 2: ( 1,5 điểm)
- Định nghĩa cơ năng của vật trong trọng trường.
- Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
Câu 3: ( 1,5 điểm) Phát biểu và viết hệ thức của định luật Charles. Vẽ đồ thị biểu diễn đường đẳng tích trong hệ tọa độ (P,T)
B. BÀI TOÁN: ( 5 điểm )
Bài 1: ( 2 điểm)
Một ô tô có khối lượng 4000kg đang chạy với vận tốc 72 km/h thì lái xe thấy có chướng ngại vật ở cách ôtô 80m và đạp thắng. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,2. Cho g = 10m/s2.
-
Tính động năng ban đầu của xe.
-
Xe có đâm vào chướng ngại vật không ? Nếu có hãy tính động năng của xe khi đâm vào chướng ngại vật.
Bài 2: ( 1,5 điểm)
Một vật khối lượng m = 1kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh dốc A một mặt phẳng nghiêng góc a =300 so với mặt phẳng nằm ngang và có chiều dài AB = 10m. Cho g = 10m/s2.
a. Tính vận tốc của vật tại chân dốc B.
b. Giả sử đến chân dốc B vật trượt có ma sát và dừng lại ở vị trí C với BC = 25 m . Hãy tính hệ số ma sát giữa vật và mặt đường trên đoạn đường BC.
Bài 3: ( 1,5 điểm)
Một khối khí ở áp suất 2(atm) chiếm thể tích V1.
a/ Biến đổi đẳng nhiệt khối khí trên đến trạng thái có áp suất 4,052.105 ( N/m2 ). Thể tích của khối khí tăng hay giảm bao nhiêu lần so với thể tích ban đầu. Cho 1atm = 1,013.105 ( Pa ).
b/ Nhiệt độ ban đầu của khối khí là bao nhiêu nếu như khi nung nóng đẳng áp để nhiệt độ tăng thêm 3 (K) thì thể tích của nó tăng thêm 1% so với thể tích ban đầu.
4.5 Đề tham khảo số 5
Đề thi học kì 2 môn Vật lý 10- Đề số 5
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
A. Lí thuyết (5 điểm)
Câu 1: Thế nào là quá trình đẳng tích ? Phát biểu và viết hệ thức của định luật Sác-lơ (Charles).
Câu 2: Phát biểu định nghĩa nội năng. Nội năng của một vật phụ thuộc vào đại lượng nào ?
Nội năng của một khối khí lý tưởng thay đổi thế nào nếu thể tích khối khí tăng 2 lần ?
Câu 3. Các hệ thức sau đây diễn tả quá trình nào của một lượng khí ?
a/ \(\Delta U = Q\) với Q < 0.
b/ \(\Delta U = A + Q\) với A < 0 và Q > 0.
Câu 4. Phân biệt chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể. Kể tên một chất rắn đơn tinh thể và tên một chất rắn đa tinh thể.
Câu 5. Viết công thức tính độ cứng (hệ số đàn hồi) của một vật rắn đồng chất , tiết diện đều . Ghi rõ tên gọi và đơn vị .
B. Bài tập (5 điểm)
Câu 6 Một bình kín chứa khí ở nhiệt độ 27oC dưới áp suất 760mmHg. Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 57oC. Độ tăng áp suất của khí trong bình là bao nhiêu ?
Câu 7. Người ta truyền một nhiệt lượng Q cho một khối khí trong một xy lanh nằm ngang , khí nở ra đẩy pittông di chuyển làm thể tích khí tăng từ 0,002m3 lên 0,005m3. Áp suất khí trong xy lanh là 5.105 N/m2 và coi như không đổi trong suốt quá trình khí nở . Biết nội năng của khí tăng thêm 500J Tìm nhiệt lượng khí nhận vào ?
Câu 8. Một thanh thép có suất đàn hồi bằng 2,0.1011 (Pa) , chiều dài ban đầu 1,2m , tiết diện ngang là 2,4 cm2. Xác định độ cứng của thanh thép.
Câu 9. Trên hệ tọa độ (p,V) mô tả quá trình biến đổi của một khối khí xác định từ trạng thái (1) (2) .
a. Tìm nhiệt độ T2 của khối khí ở trạng thái (2).
b. Vẽ lại đồ thị quá trình biến đổi trên trong hệ tọa độ (V,T).
Câu 10. Treo một vật khối lượng m vào một đầu lò xo nhẹ có độ cứng k , lò xo dãn một đoạn . Nếu treo vật m vào điểm giữa lò xo (điểm cách đều hai đầu lò xo) thì lò xo dãn một đoạn bao nhiêu ?
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là phần trích một phần trong nội dung đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý 10. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi quan trọng sắp tới.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
Chúc các em học tốt!