Đề thi thử HK1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Đặng Quốc Thái

TRƯỜNG THPT ĐẶNG QUỐC THÁI

ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Cho các phương trình phản ứng

 (a) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3;

(b) NaOH + HCl → NaCl + H2O;

(c) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2;

(d) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3;

Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là:

A. 2 B. 4                               C. 1                                  D. 3

Câu 2: Hỗn hợp khí X gồm clo và oxi. Cho X phản ứng vừa hết với một hỗn hợp Y gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al, sau phản ứng thu được  37,05 gam hỗn hợp rắn Z gồm muối clorua và oxit của 2 kim loại. Phần trăm theo khối lượng của Clo trong hỗn hợp X là:

A. 62,5%.                             B. 73,5%.                         C. 37,5%.                         D. 26,5%.

Câu 3: Lớp N có số electron tối đa là

A. 8 B. 32                             C. 16                                D. 50

Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có 13 proton, nguyên tố Y có số hiệu là 8. Nguyên tố X khi tạo thành liên kết hóa học với nguyên tố Y thì nó sẽ:

A. nhường 3 electron tạo thành ion có điện tích 3+.

B. nhận 3 electron tạo thành ion có điện tích 3-.

C. góp chung 3 electron tạo thành 3 cặp electron chung.

D. nhận 2 electron tạo thành ion có điện tích 2-.

Câu 5: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S ® 2FeCl2 + S + 2HCl. Cho biết vai trò của H2S

A. chất oxi hóa .                   B. chất khử.                     C. Axit.                            D. vừa axit vừa khử.

Câu 6: Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất khí với Hiđro của nguyên tố này chứa 8,82% hiđro về khối lượng. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì:

A. 3 B. 2                               C. 4                                  D. 5

Câu 7: Cho X, Y, R, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 12Mg, 13Al, 19K, 20Ca  và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Nguyên tố

X

Y

R

T

Bán kính nguyên tử (nm)

0,174

0,125

0,203

0,136

Nhận xét nào sau đây đúng:

A. X là Al.                            B. T là Mg.                      C. R là Ca.                       D. Y là Ca.

Câu 8: Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố O, K, Ca, Fe lần lượt là 8, 19, 20, 26. Cấu hình electron của ion nào sau đây không giống  cấu hình của khí hiếm:

A. O2-    B. Ca2+                    C. Fe2+                             D. K+

Câu 9: Dãy các chất được xếp theo chiều tăng dần sự phân cực của liên kết?

A. Cl2; HCl; NaCl                B. Cl2; NaCl; HCl            C. HCl; N2; NaCl            D. NaCl; Cl2; HCl

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố R có hai lớp electron và nó tạo hợp chất khí với hidro có dạng RH. Công thức hợp chất oxit cao nhất của nguyên tố R là:

A. R2O7                                B. R2O5                            C. RO3                             D. R2O

Câu 11: Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố: Mg(Z=12), Al(Z=13), K(Z=19), Ca(Z=20). Tính bazơ của các hiđroxit nào sau đây lớn nhất:

A. KOH                               B. Ca(OH)2                      C. Mg(OH)2                     D. Al(OH)3

Câu 12: Cho các chất sau: NH3, HCl, SO3, N2. Chúng có kiểu liên kết hoá học nào sau đây:

A. Liên kết cộng hoá trị phân cực                                B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực

C. Liên kết cộng hoá trị                                                D. Liên kết ion

Câu 13: Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất : S, H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là :

A. 0,  +2,  +6,  +4.                B. 0,  -2,  +4,  -4.             C. 0,  –2,  –6,  +4.            D. 0,  –2,  +6,  +4.

Câu 14: Nhận xét nào sau đây không đúng về các nguyên tố nhóm VIIIA?

A. Lớp electron ngoài cùng đã bão hòa, bền vững.

B. Hầu như trơ, không tham gia phản ứng hóa học ở điều kiện thường.

C. Nhóm VIIIA gọi là nhóm khí hiếm.

D. Nguyên tử của chúng luôn có 8 electron lớp ngoài cùng.

Câu 15: Cho các ion sau: Mg2+, SO42-, Al3+, S2-, Na+, Fe3+, NH4+, CO32-, Cl. Số cation đơn nguyên tử là:

A. 4.      B. 5.                        C. 3                                  D. 2.

Câu 16: Cho phản ứng: SO2 + 2KMnO4 + H2O ® K2SO4 + MnSO4 + H2SO4.

Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2

A. 5.      B. 6.                        C. 4.                                 D. 7.

Câu 17: Loại phản ứng hoá học vô cơ luôn là phản ứng oxi hoá - khử ?

A. phản ứng phân huỷ.         B. phản ứng thế.              C. phản ứng hoá hợp.      D. phản ứng trao đổi.

Câu 18: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là

A. +1 và +1.                B. –4 và +6.                C. –3 và +5.                D. –3 và +6.

Câu 19: Chất chỉ có tính khử là

A. Fe2O3.                     B. FeCl3.                     C. Fe(OH)3.                 D. Fe.

Câu 20: Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2 và HNO3 lần lượt là :

A. +5, –3, +3.              B. –3, +3, +5.              C. +3, –3, +5.              D. +3, +5, –3.

Câu 21: Số oxi hóa của clo (Cl) trong hợp chất HClO4

A. +1                                       B. +3                                       C. +5                           D. +7

Câu 22: Hợp chất nào sau đây của Fe vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa? 

A. FeO                        B. Fe2O3                             C. FeCl3                      D. Fe(NO)3.

Câu 23: Số oxi hóa của kim loại Mn, Fe trong FeCl3, S trong SO3, P trong PO43– lần lượt là

A. 0, +3, +6, +5.         B. 0, +3, +5, +6.          C. +3, +5, 0, +6.          D. +5, +6, +3, 0.

Câu 24: Số oxy hoá của clo trong các hợp chất: HCl, KClO3, HClO, HClO2, HClO4 lần lượt là

A. +1, +5, -1, +3, +7   B. -1, +5, +1, -3, -7     C. -1, +5, +1, +3, +7   D. -1, -5, -1, -3, -7

Câu 25: Trong số các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa-khử ?

A. HNO3  +  NaOH  →  NaNO3  +   H2O                     B. N2O5   +   H2O → 2HNO3

C. 2Fe(OH)3  → Fe2O3  +  3H2O                                D. 2HNO3  +   3H2S  →   3S  +  2NO  +  4H2O

Câu 26: Trong phản ứng: 3NO2   +   H2O  →  2HNO3  +  NO. Vai trò của NO2 trong phản ứng

A. là chất oxi hóa .                                      

B. là chất khử.

C. là chất OXH, đồng thời cũng là chất khử.          

D. không là chất OXH, không là chất khử.

Câu 27: Cho phản ứng Zn   +   CuCl2 → ZnCl2   +   Cu. Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+

A. nhận 1mol electron.                                              B. nhận 2mol electron.

C. cho 1mol electron.                                                D. cho 2mol electron.

Câu 28: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.

B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.

C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.

D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.

Câu 29: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O thì nguyên tử nitơ

A. chỉ bị oxi hoá.                                             B. chỉ bị khử.             

C. không bị oxi hóa, không bị khử.                D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

Câu 30: Trong phản ứng: 3K2MnO4 + 2H2O → 2KMnO4 + MnO2 + 4KOH nguyên tố Mn

A. chỉ bị oxi hoá.                                             B. chỉ bị khử. 

C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.                        D. chỉ là chất tạo môi trường.

Câu 31: Trong phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Số phân tử HNO3 đóng là chất oxi hóa

A. 8.                            B. 6.                            C. 4.                            D. 2.

Câu 32: Cho phản ứng:  a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 + d NH4NO3  + e H2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (d + e) bằng

A. 15.                         B. 9.                            C. 12.                          D. 18.

Câu 33: Có phản ứng hoá học xảy ra như sau: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8 HCl. Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng ?

A. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá                    B. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử

C. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử                       D. Cl2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử.

Câu 34: Trong phản ứng Cu + HNO3  → Cu(NO3)2 + NO +  H2O, tỉ lệ số nguyên tử Cu bị oxi  hóa và  số phân tử HNO3 bị khử lần lượt là      

A. 1 và 6.                    B. 3 và 6.                     C. 3 và 8.                     D. 3 và 2.

Câu 35: Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3 →  Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của Fe3O4 là 3 thì hệ số của HNO3

A. 28.                          B. 14.                          C. 4.                            D. 10.

Câu 36: Hoà tan 45,9 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,3 mol N2O và 0,9 mol NO. Kim loại M là

A. Mg                          B. Fe                           C. Al                           D. Zn

Câu 37: Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư, thể tích khí thu được ở (đktc)

A. 4,8 lít.                     B. 5,6 lít.                     C. 0,56 lít.                   D. 8,96 lít.

Câu 38: Cho 19,2g Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thể tích khí NO (đktc) sinh ra là

A. 4,48 lít                    B. 2,24 lít                    C. 3,36 lít                    D. 11,2 lít  

Câu 39: Hòa tan Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan bằng:

A. 0,56 gam.               B. 1,12 gam.                C. 1,68 gam.                D. 2,24 gam.

Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 3,304 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 1254,4 ml NO (đktc), kim loại M là

A. Ni                           B. Al                                       C. Fe                           D. Cr 

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Đề thi thử HK1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Đặng Quốc Thái. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?