PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BỈM SƠN | ĐỀ THI OLYMPIC MÔN HÓA HỌC 10 Thời gian: 150 phút |
Câu 1:
1.1: Hợp chất A được tạo thành từ các ion đều có cấu hình e: 1s22s22p63s23p6. Trong một phân tử A có tổng số hạt p, n, e bằng 164
a. Xác định công thức phân tử của A biết A tác dụng được với một nguyên tố (đơn chất) đã có trong thành phần của A theo tỉ lệ 1:1 tạo thành chất B. Viết công thức cấu tạo của A; B
b. Cho A, B tác dụng với một lượng Brom (vừa đủ) đều thu được chất rắn X. Mặt khác khi cho m gam kim loại Y có hoá tri không đổi tác dụng hết với O2 thu được m1 gam oxit. Nếu cho m gam kim loại Y tác dụng hết với X thu được m2 muối. Biết m1 = 0,68 m2. Xác định kim loại Y
1.2: a.Mô tả sự hình thành liên kết hoá học trong phân tử BF3 theo thuyết lai hoá.
b.Tại sao có phân tử BF3; BCl3 nhưng không có phân tử BH3. Tại sao phân tử B2H6 tồn tại được?
Câu 2:
2.1: Thực hiện phản ứng: C (r) + CO2 (k) → 2CO (k). Ở 7270C hằng số cân bằng Kp=1,85. Xác định thành phần phần trăm thể tích các chất tại thời điểm cân bằng ở 7270C và áp suất p = 0,1 atm trong các trường hợp sau
a. Cho CO2 nguyên chất tác dụng với C dư
b. Cho 2 mol hỗn hợp gồm CO2 và N2 có số mol bằng nhau tác dụng với C dư
2.2. Biết: Nhiệt thăng hoa của than chì là 170 kcal/mol
Năng lượng liên kết E(O=O) trong O2 là 118 kcal/mol
Năng luợng liên kết E(C=O) trong CO2 là 168 kcal/mol
Tính nhiệt hình thành ( sinh nhiệt) chuẩn của CO từ các dữ kiện thực nghiệm sau
C(rắn) + O2 (khí) → CO2 ( khí) (1) DH0 = -94,05 kcal
2CO(khí) + O2 (khí) → CO2 ( khí) (2) DH0 = -135,28 kcal
Kết quả này có phù hợp với công thức cấu tạo của CO là C=O không? Giải thích tại sao. Viết công thức cấu tạo của CO
Câu 3 :
3.1: Hoà tan NaOH rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B với nồng độ phần trăm của dung dịch A gấp 3 lần nồng độ phần trăm của dung dịch B. Nếu đem trộn 2 dung dịch A và B theo tỉ lệ khối lượng mA : mB = 3 : 1 thì thu được dung dịch C có nồng độ phần trăm là 20%. Xác định nồng độ phần trăm của hai dung dịch A và B
3.2: Thêm 250 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M. Xác định thành phần chất tan trong dung dịch sau phản ứng và tính khối lượng mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 4:
4.1: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
- Dẫn khí CO2 vào dung dịch clorua vôi, khí flo đi qua dung dịch NaOH loãng, lạnh
- Dẫn khí H2S đi qua huyền phù I2 và khí O3 (dư) vào dung dịch KI
- Cho dung dịch KI vào dung dịch nước gia-ven, dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2S2O3
- Cho một lượng nhỏ chất SOClBr tác dụng với H2O được dung dịch A, lấy một phần A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 thấy có kết tủa, lấy một phần khác cho tác dụng với dung dịch KMnO4.
4.2. Hoà tan hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và oxit FexOy bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí ở 2730C và 1atm. Lấy dung dịch thu được cho phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được kết tủa B. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn Xác định công thức của FexOy.
Câu 5: Nung m gam hỗn hợp A gồm FeS2 và FeS trong một bình kín chứa 0,5 mol không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C có thành phần thể tích: N2=84,77%; SO2 = 10,6% còn lại là O2. Hoà tan B bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Lọc lấy kết tủa, lam khô cẩn thận và đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 12,885 gam chất rắn. Biết trong không khí O2 chiếm 20% thể tích và N2 chiếm 80% thể tích.
a. Viết các phương trình hoá học đã xảy ra.
b. Tính m
c.Tính phần trăm khối lượng các chất trong A
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề thi olympic Hóa học 10 năm 2019 - Phòng GD và ĐT Bỉm Sơn (có đáp án chi tiết), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!