Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt lần 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT

---------------

KIỂM TRA SINH 10 CHUYÊN LẦN 1

BÀI THI: SINH 10 CHUYÊN

(Thời gian làm bài: 45 phút)

ĐỀ 1:

Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. các đại phân tử .          B. tế bào.                            C. mô.                                 D. cơ quan.

Câu 2: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì

A. có khả năng thích nghi với môi trường.               B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.          D. phát triển và tiến hoá không ngừng.

Câu 3: Các tiêu chí cơ bản để phân biệt 5 giới sinh vật là:

A. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng .

B. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.

C. trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể.

D. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.

Câu 4: Dựa vào đặc điểm nào sau đây có thể phân biệt rõ sinh vật thuộc giới Khởi sinh hoặc giới Nguyên sinh?

A. Cấu tạo cơ thể đơn bào hoặc đa bào.                   B. Phương thức sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.

C. Cấu tạo tế bào nhân sơ hoặc nhân thực.              D. Phương thức sống hoại sinh hoặc kí sinh.

Câu 5: Nấm sợi không được xếp vào giới thực vật vì chúng có:

A. vách bằng kitin, đời sống cố định, chất dự trữ là tinh bột.

B. vách bằng kitin, đời sống cố định, cấu tạo đa bào.

C. vách bằng xenlulôzơ, đời sống dị dưỡng, chất dự trữ là tinh bột.

D. vách bằng kitin, đời sống dị dưỡng, chất dự trữ là glicôgen.

Câu 6: Sự khác biệt cơ bản giữa giới thực vật và động vật là:

A. giới thực vật bao gồm các sinh vật sống cố định, cảm ứng nhanh, giới động vật gồm các sinh vật phản ứng chậm và có khả năng di chuyển.

B. giới thực vật bao gồm các sinh vật sống di chuyển, cảm ứng chậm, giới động vật gồm các sinh vật phản ứng nhanh và sống cố định.

C. giới thực vật gồm có 4 ngành, giới động vật gồm có 7 ngành chính.

D. giới thực vật bao gồm các sinh vật tự dưỡng, giới động vật bao gồm các sinh vật dị dưỡng

Câu 7: Cho các ý sau:

(1) Đa dạng về loại, về nguồn gen.

(2) Đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn.

(3) Đa dạng về hệ sinh thái.

(4) Đa dạng về sinh quyển.

Trong các ý trên có những ý nào nói về sự đa dạng của thế giới sinh vật?

A. (1), (2), (3).                  B. (1), (2), (4).                   C. (1), (3), (4).                  D. (2), (3), (4).

Câu 8: Hợp chất đặc trưng cho cấu trúc thành tế bào vi khuẩn là:

A. colestêrôn                                                                B. xenlulôzơ                    

C. peptiđôglican                                                           D. photpholipit và prôtêin

Câu 9: Cho các thông tin về cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực như sau:

(1) Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ đều có sự xoang hóa tế bào.

(2) Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.

(3) Tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh (có màng nhân bao bọc vật chất di truyền), trong nhân có nhiều nhiễm sắc thể; tế bào nhân sơ chưa có màng nhân.

(4) Tế bào chất của tế bào nhân thực có hệ thống nội màng và nhiều bào quan; tế bào nhân sơ không có bào quan không có màng bao bọc.

(5). Tế bào nhân thực có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn tế bào nhân sơ.

Tổ hợp các câu trả lời sai là:

A. 2, 3, 4, 5.                       B. 1, 3, 4.                            C. 1, 2, 3.                           D. 1, 4, 5.

Câu 10: Một số vi khuẩn có khả năng bám vào bề mặt tế bào người, vì vậy chúng có thể gây bệnh cho người. Cấu trúc nào sau đây ở vi khuẩn giúp chúng thực hiện được khả năng đó?

A. Thành tế bào.               B. Vỏ nhầy.                       C. Roi.                                D. Lông.

Câu 11: Phương pháp nhuộm Gram được thực hiện trên dịch cơ thể và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp phân biệt bệnh do nhiễm khuẩn với các trường hợp không do nhiễm khuẩn. Một mẫu dịch não tủy của người bị bệnh được tiến hành nhuộm Gram, sau đó quan sát trên kính hiển vi. Kết quả cho thấy có những vi khuẩn hình que màu tím trong dịch não tủy. Có thể kết luận điều gì?

A. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Gram âm và bệnh do chúng gây nên thường nguy hiểm hơn.

B. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Gram dương và bệnh do chúng gây nên thường nguy hiểm hơn.

C. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Gram âm và bệnh do chúng gây nên thường ít nguy hiểm hơn.

D. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Gram dương và bệnh do chúng gây nên thường ít nguy hiểm hơn.

Câu 12: Vùng nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn vì

A. vùng nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào.

B. vùng nhân chứa ADN dạng vòng, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

C. vùng nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào.

D. vùng nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất.

Câu 13: Loại bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

A. Ti thể.                            B. Lưới nội chất.               C. Bộ máy Gôngi.             D. Lục lạp.

Câu 14: Mạng lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất trong loại tế bào nào sau đây ?

A. Tế bào hồng cầu.         B. Tế bào bạch cầu.          C. Tế bào thần kinh.        D. Tế bào cơ.

Câu 15: Cơ quan nào đóng gói prôtêin khi đưa prôtêin ra ngoài tế bào?

A. Lưới nội chất hạt.        B. Bộ máy Gôngi.             C. Lizôxôm.                      D. Lưới nội chất trơn.

Câu 16: Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây ?

A. Chất nền.                      B. Các túi tilacôit.           

C. Màng ngoài lục lạp.    D. Màng trong lục lạp.

Câu 17: Trong tế bào, ti thể có đặc điểm:

(1) được bao bọc bởi màng đơn.            

(2) chất nền có chứa ADN và ribôxôm

(3) cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP

(4) số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau thì không như nhau.

Câu trả lời đúng là:

A. 1, 2, 3, 4.                       B. 1, 2, 3.                            C. 2, 3, 4.                           D. 1, 3, 4.

Câu 18: Theo mô hình cấu trúc của màng tế bào được chấp nhận hiện nay, phần ngoài của màng tế bào gồm:

A. các phần ngoài kị nước của các phân tử.            B. các phần ưa nước của các phân tử.

C. các phân tử không tích điện.                                 D. các đầu không phân cực của các phân tử.

Câu 19: Tại sao khi cô lập các bào quan để nghiên cứu chức năng cần phải giữ chúng trong dung dịch đẳng trương saccarôzơ hay NaCl mà không phải trong nước cất?

A. Để cung cấp đường hoặc Na+ cho bào quan.      B. Để bào quan không bị biến dạng hoặc vỡ.

C. Để hoạt hóa enzim của bào quan.                        D. Để bào quan không bị khô, mất chức năng.

Câu 20: Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển chủ động?

(1) Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ kênh prôtêin.

(2) Vận chuyển glucôzơ đồng thời với natri qua màng tế bào.

(3) Vận chuyển một số ion như: Na+, K+, Ca2+, ... vào tế bào để dự trữ.

(4) Vận chuyển O2 qua màng tế bào.

(5) Vận chuyển một số axit amin cần thiết để bổ sung cho kho dự trữ nội bào.

(6) Vận chuyển các phân tử lipit qua lớp photpholipit.

Phương án lựa chọn đúng là:

A. (2), (3), (5).                  B. (1), (2),(3).                    C. (2), (3), (4).                  D. (1), (4), (6).

Câu 21: Alen là:

A. những trạng thái khác nhau của cùng một gen.

B. trạng thái biểu hiện của gen.

C. các gen khác biệt trong trình tự các nuclêôtit.

D. các gen được phát sinh do đột biến.

Câu 22: Mục đích của phép lai phân tích là nhằm để:

A. phân tích các đặc điểm di truyền ở sinh vật thành từng cặp tính trạng tương ứng.

B. kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang kiểu hình trội nào đó có thuần chủng hay không.

C. xác định mức độ thuần chủng của cơ thể mang kiểu hình lặn.

D. làm tăng độ thuần chủng ở các cơ thể con lai.

Câu 23: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:

A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân.

C. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh.

D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

Câu 24: Ở đậu Hà Lan, gen D quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen d quy định hạt nhăn. Khi lai giữa hai thứ cà chua thuần chủng có hạt trơn và hạt nhăn thu được F1, sau đó cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Đem cây F1 lai với một cây hạt trơn thu được ở F2 thì thế hệ sau sẽ xuất hiện tỷ lệ phân tính kiểu gen là:

A. 1DD : 1Dd.                                                               B. 100%Dd hoặc 1DD : 2Dd : 1dd.

C. 1Dd : 1dd.                                                                 D. 1DD : 1Dd hoặc 1DD : 2Dd : 1dd.

Câu 25: Ở hoa phấn, gen D - hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen d - hoa trắng, nên kiểu gen dị hợp có hoa màu hồng,. Lai cây hoa hồng với cây hoa trắng được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau F2 sẽ có tỷ lệ kiểu hình:

A. 1 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng                          B. 1 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 9 cây hoa trắng.

C. 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.        D. 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

Câu 26: Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền phân ly độc lập là ..... (P: sự phân ly của cặp NST tương đồng, L: tiếp hợp và trao đổi chéo trong cặp NST tương đồng, N: sự phân ly ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng) trong giảm phân để tạo ra các giao tử ..... (G: giống nhau , K: khác nhau) sau đó các giao tử kết hợp tự do trong qúa trình ..... (F: nguyên phân, M: giảm phân, T: thụ tinh).

A. N, K, T                          B. P, K, T                            C. P, G, F                            D. N, K, M

Câu 27: Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là :

A. Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai.

B. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.

C. Số lượng cá thể phải đủ lớn.

D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.

Câu 28: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE x aaBBDdee cho đời con có

A. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.                      B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.

C. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.                    D. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

Câu 29: Tỉ lệ kiểu gen của phép lai AaBbDd x AaBbDd được triển khai từ biểu thức nào sau đây?

A. (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1).                               B. (1 : 2 : 1) (3 : 1).

C. (3 : 1) (3 : 1) (3 : 1).                                                D. (1 : 2 : 1) (3 : 1) (1 : 1).

Câu 30: Ở một loại côn trùng, gen qui định tính trạng nằm trên NST thường và di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn. Gen A: thân xám; gen a: thân đen. Gen B: mắt đỏ; gen b: mắt vàng. Gen D: lông ngắn; gen d: lông dài. Các gen nói trên phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân. Tỉ lệ kiểu gen aaBbdd tạo ra từ phép lai aaBbDd x AabbDd là bao nhiêu?

A. 3,125%.                        B. 6,25%.                           C. 56,25%.                         D. 18,75%

-------HẾT--------

ĐỀ 2:

Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. cơ quan.                        B. mô.                                 C. tế bào.                           D. các đại phân tử .

Câu 2: Vùng nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn vì

A. vùng nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào.

B. vùng nhân chứa ADN dạng vòng, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

C. vùng nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào.

D. vùng nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất.

Câu 3: Tỉ lệ kiểu gen của phép lai AaBbDd x AaBbDd được triển khai từ biểu thức nào sau đây?

A. (1 : 2 : 1) (3 : 1) (1 : 1).                                          B. (3 : 1) (3 : 1) (3 : 1).

C. (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1).                               D. (1 : 2 : 1) (3 : 1).

Câu 4: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì

A. có khả năng thích nghi với môi trường.               B. phát triển và tiến hoá không ngừng.

C. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.       D. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.

Câu 5: Mạng lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất trong loại tế bào nào sau đây ?

A. Tế bào hồng cầu.         B. Tế bào bạch cầu.          C. Tế bào cơ.                     D. Tế bào thần kinh.

Câu 6: Mục đích của phép lai phân tích là nhằm để:

A. xác định mức độ thuần chủng của cơ thể mang kiểu hình lặn.

B. kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang kiểu hình trội nào đó có thuần chủng hay không.

C. làm tăng độ thuần chủng ở các cơ thể con lai.

D. phân tích các đặc điểm di truyền ở sinh vật thành từng cặp tính trạng tương ứng.

Câu 7: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:

A. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh.

B. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

C. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân.

D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

Câu 8: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE x aaBBDdee cho đời con có

A. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.                      B. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

C. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.                      D. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Câu 9: Ở hoa phấn, gen D - hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen d - hoa trắng, nên kiểu gen dị hợp có hoa màu hồng,. Lai cây hoa hồng với cây hoa trắng được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau F2 sẽ có tỷ lệ kiểu hình:

A. 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.       B. 1 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng

C. 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.        D. 1 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 9 cây hoa trắng.

Câu 10: Dựa vào đặc điểm nào sau đây có thể phân biệt rõ sinh vật thuộc giới Khởi sinh hoặc giới Nguyên sinh?

A. Cấu tạo cơ thể đơn bào hoặc đa bào.                   B. Phương thức sống hoại sinh hoặc kí sinh.

C. Phương thức sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.        D. Cấu tạo tế bào nhân sơ hoặc nhân thực.

Câu 11: Loại bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

A. Lục lạp.                         B. Lưới nội chất.               C. Ti thể.                            D. Bộ máy Gôngi.

Câu 12: Một số vi khuẩn có khả năng bám vào bề mặt tế bào người, vì vậy chúng có thể gây bệnh cho người. Cấu trúc nào sau đây ở vi khuẩn giúp chúng thực hiện được khả năng đó?

A. Roi.                                B. Vỏ nhầy.                       C. Lông.                             D. Thành tế bào.

Câu 13: Ở một loại côn trùng, gen qui định tính trạng nằm trên NST thường và di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn. Gen A: thân xám; gen a: thân đen. Gen B: mắt đỏ; gen b: mắt vàng. Gen D: lông ngắn; gen d: lông dài. Các gen nói trên phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân. Tỉ lệ kiểu gen aaBbdd tạo ra từ phép lai aaBbDd x AabbDd là bao nhiêu?

A. 56,25%.                        B. 3,125%.                         C. 18,75%                          D. 6,25%.

Câu 14: Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển chủ động?

(1) Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ kênh prôtêin.

(2) Vận chuyển glucôzơ đồng thời với natri qua màng tế bào.

(3) Vận chuyển một số ion như: Na+, K+, Ca2+, ... vào tế bào để dự trữ.

(4) Vận chuyển O2 qua màng tế bào.

(5) Vận chuyển một số axit amin cần thiết để bổ sung cho kho dự trữ nội bào.

(6) Vận chuyển các phân tử lipit qua lớp photpholipit.

Phương án lựa chọn đúng là:

A. (1), (4), (6).                  B. (2), (3), (5).                   C. (2), (3), (4).                  D. (1), (2),(3).

Câu 15: Alen là:

A. các gen được phát sinh do đột biến.                   

B. trạng thái biểu hiện của gen.

C. những trạng thái khác nhau của cùng một gen. 

D. các gen khác biệt trong trình tự các nuclêôtit.

Câu 16: Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây ?

A. Chất nền.                      B. Màng trong lục lạp.    

C. Các túi tilacôit.            D. Màng ngoài lục lạp.

Câu 17: Cho các ý sau:

(1) Đa dạng về loại, về nguồn gen.

(2) Đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn.

(3) Đa dạng về hệ sinh thái.

(4) Đa dạng về sinh quyển.

Trong các ý trên có những ý nào nói về sự đa dạng của thế giới sinh vật?

A. (2), (3), (4).                  B. (1), (2), (4).                   C. (1), (3), (4).                  D. (1), (2), (3).

Câu 18: Trong tế bào, ti thể có đặc điểm:

(1) được bao bọc bởi màng đơn.

(2) chất nền có chứa ADN và ribôxôm

(3) cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP

(4) số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau thì không như nhau.

Câu trả lời đúng là:

A. 1, 3, 4.                           B. 1, 2, 3, 4.                       C. 2, 3, 4.                           D. 1, 2, 3.

Câu 19: Cơ quan nào đóng gói prôtêin khi đưa prôtêin ra ngoài tế bào?

A. Lizôxôm.                      B. Lưới nội chất hạt.        C. Lưới nội chất trơn.      D. Bộ máy Gôngi.

Câu 20: Phương pháp nhuộm Gram được thực hiện trên dịch cơ thể và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp phân biệt bệnh do nhiễm khuẩn với các trường hợp không do nhiễm khuẩn. Một mẫu dịch não tủy của người bị bệnh được tiến hành nhuộm Gram, sau đó quan sát trên kính hiển vi. Kết quả cho thấy có những vi khuẩn hình que màu tím trong dịch não tủy. Có thể kết luận điều gì?

A. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Gram âm và bệnh do chúng gây nên thường nguy hiểm hơn.

B. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Gram dương và bệnh do chúng gây nên thường ít nguy hiểm hơn.

C. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Gram dương và bệnh do chúng gây nên thường nguy hiểm hơn.

D. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn Gram âm và bệnh do chúng gây nên thường ít nguy hiểm hơn.

Câu 21: Ở đậu Hà Lan, gen D quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen d quy định hạt nhăn. Khi lai giữa hai thứ cà chua thuần chủng có hạt trơn và hạt nhăn thu được F1, sau đó cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Đem cây F1 lai với một cây hạt trơn thu được ở F2 thì thế hệ sau sẽ xuất hiện tỷ lệ phân tính kiểu gen là :

A. 1DD : 1Dd hoặc 1DD : 2Dd : 1dd.                       B. 100%Dd hoặc 1DD : 2Dd : 1dd.

C. 1DD : 1Dd.                                                               D. 1Dd : 1dd.

Câu 22: Theo mô hình cấu trúc của màng tế bào được chấp nhận hiện nay, phần ngoài của màng tế bào gồm:

A. các phân tử không tích điện.                                 B. các đầu không phân cực của các phân tử.

C. các phần ưa nước của các phân tử.                       D. các phần ngoài kị nước của các phân tử.

Câu 23: Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là :

A. Số lượng cá thể phải đủ lớn.

B. Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai.

C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.

D. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.

Câu 24: Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền phân ly độc lập là ..... (P: sự phân ly của cặp NST tương đồng, L: tiếp hợp và trao đổi chéo trong cặp NST tương đồng, N: sự phân ly ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng) trong giảm phân để tạo ra các giao tử ..... (G: giống nhau , K: khác nhau) sau đó các giao tử kết hợp tự do trong qúa trình ..... (F: nguyên phân, M: giảm phân, T: thụ tinh).

A. N, K, M                         B. P, G, F                            C. N, K, T                           D. P, K, T

Câu 25: Các tiêu chí cơ bản để phân biệt 5 giới sinh vật là:

A. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.

B. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.

C. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng .

D. trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể.

Câu 26: Hợp chất đặc trưng cho cấu trúc thành tế bào vi khuẩn là:

A. colestêrôn                                                                B. xenlulôzơ                    

C. photpholipit và prôtêin                                          D. peptiđôglican

Câu 27: Nấm sợi không được xếp vào giới thực vật vì chúng có:

A. vách bằng kitin, đời sống cố định, cấu tạo đa bào.

B. vách bằng kitin, đời sống dị dưỡng, chất dự trữ là glicôgen.

C. vách bằng xenlulôzơ, đời sống dị dưỡng, chất dự trữ là tinh bột.

D. vách bằng kitin, đời sống cố định, chất dự trữ là tinh bột.

Câu 28: Cho các thông tin về cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực như sau:

(1) Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ đều có sự xoang hóa tế bào.

(2) Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.

(3) Tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh (có màng nhân bao bọc vật chất di truyền), trong nhân có nhiều nhiễm sắc thể; tế bào nhân sơ chưa có màng nhân.

(4) Tế bào chất của tế bào nhân thực có hệ thống nội màng và nhiều bào quan; tế bào nhân sơ không có bào quan không có màng bao bọc.

(5). Tế bào nhân thực có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn tế bào nhân sơ.

Tổ hợp các câu trả lời sai là:

A. 1, 4, 5.                           B. 1, 2, 3.                            C. 2, 3, 4, 5.                       D. 1, 3, 4.

Câu 29: Tại sao khi cô lập các bào quan để nghiên cứu chức năng cần phải giữ chúng trong dung dịch đẳng trương saccarôzơ hay NaCl mà không phải trong nước cất?

A. Để cung cấp đường hoặc Na+ cho bào quan.      B. Để hoạt hóa enzim của bào quan.

C. Để bào quan không bị khô, mất chức năng.        D. Để bào quan không bị biến dạng hoặc vỡ.

Câu 30: Sự khác biệt cơ bản giữa giới thực vật và động vật là:

A. giới thực vật bao gồm các sinh vật sống cố định, cảm ứng nhanh, giới động vật gồm các sinh vật phản ứng chậm và có khả năng di chuyển.

B. giới thực vật bao gồm các sinh vật sống di chuyển, cảm ứng chậm, giới động vật gồm các sinh vật phản ứng nhanh và sống cố định.

C. giới thực vật bao gồm các sinh vật tự dưỡng, giới động vật bao gồm các sinh vật dị dưỡng

D. giới thực vật gồm có 4 ngành, giới động vật gồm có 7 ngành chính.

----------------- Hết -----------------

{-- Xem đầy đủ nội dung và đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK1 môn Sinh năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?