SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LẠNG SƠN MÔN: VẬT LÝ- NĂM HỌC 2016-2017
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Bài 1:(2.5điểm)
Một cầu thang cuốn đưa hành khách từ tầng trệt lên tầng lầu trong siêu thị. Cầu thang trên đưa một người hành khách đứng yên lên lầu trong thời gian t1 = 1 phút. Nếu cầu thang không chuyển động thì người hành khách đó phải đi mất thời gian t2 = 3 phút. Hỏi nếu cầu thang chuyển động, đồng thời người khách đi trên nó thì phải mất bao lâu để đưa người đó lên lầu.
Bài 2:(2,5diểm)
Tại đáy của một cái nồi hình trụ tiết diện S1 = 10dm2, người ta khoét một lỗ tròn và cắm vào đó một ống kim loại tiết diện S2 = 1 dm2. Nồi được đặt trên một tấm cao su nhẵn, đáy lộn ngược lên trên, rót nước từ từ vào ống ở phía trên.
Hỏi có thể rót nước tới độ cao H là bao nhiêu để nước không thoát ra từ phía dưới.
(Biết khối lượng của nồi và ống kim loại là m = 3,6 kg. Chiều cao của nồi là h = 20cm. Trọng lượng riêng của nước dn = 10.000N/m3).
Bài 3:(2,5điểm)
Một ấm điện bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở 25oC. Muốn đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì ấm phải có công suất là bao nhiêu? Biết rằng nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/kg.K. Nhiệt dung riêng của nhôm là C1 = 880J/kg.K và 30% nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh.
Bài 4:(2,5điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ.
Biết UAB = 10V;R1 = 2\(\Omega \) ; Ra = 0\(\Omega \) ; RV vô cùng lớn ; RMN = 6\(\Omega \)
Con chạy đặt ở vị trí nào thì ampe kế chỉ 1A. Lúc này vôn kế chỉ bao nhiêu?
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LẠNG SƠN MÔN: VẬT LÝ- NĂM HỌC 2016-2017
Bài 1 (2,5đ)
Gọi v1: vận tốc chuyển động của thang ; v2 : vận tốc người đi bộ.
*Nếu người đứng yên còn thang chuyển động thì chiều dài thang được tính:
s = v1.t1 \( \Rightarrow {v_1} = \frac{s}{{{t_1}}}(1)\) ( 0,5đ)
*Nếu thang đứng yên, còn người chuyển động trên mặt thang thì chiều dài thang được tính:
\(s = {v_2}{t_2} \Rightarrow {v_2} = \frac{s}{{{t_2}}}(2)\) (0,5đ)
*Nếu thang chuyển động với vận tốc v1, đồng thời người đi bộ trên thang với vận tốc v2 thì chiều dài thang được tính:
\(s = ({v_1} + {v_2})t \Rightarrow {v_1} + {v_2} = \frac{s}{t}(3)\) (0,5đ)
Thay (1), (2) vào (3) ta được:
\(\frac{s}{{{t_1}}} + \frac{s}{{{t_2}}} = \frac{s}{t} \Leftrightarrow \frac{1}{{{t_1}}} + \frac{1}{{{t_2}}} = \frac{1}{t} \Leftrightarrow t = \frac{{{t_1}.{t_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{1.3}}{{1 + 3}} = \frac{3}{4}\) (phút) (1,0đ)
Bài 2: (2,5đ)
*Nước bắt đầu chảy ra khi áp lực của nó lên đáy nồi cân bằng với trọng lực:
P = 10m ; F = p ( S1 - S2 ) (1) (0,5đ)
*Hơn nữa: p = d ( H – h ) (2) (0,5đ)
Từ (1) và (2) ta có:
10m = d ( H – h ) (S1 – S2 ) (0,5đ)
H – h = \(\frac{{10m}}{{d({S_1} - {S_2})}} \Rightarrow H = h + \frac{{10m}}{{d({S_1} - {S_2})}}\) (0,5đ)
*Thay số ta có:
H = 0,2 + \(\frac{{10.3,6}}{{10000(0,1 - 0,01)}} = 0,2 + 0,04 = 0,24(m) = 24cm\) (0,5đ)
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Đề thi chọn HSG Vật Lý lớp 9 cấp Tỉnh của Sở GD&ĐT Lạng Sơn năm học 2016-2017 . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
Đề thi HSG Vật Lý 9 Sở GD-ĐT Yên Bái năm 2016-2017 có đáp án
-
Đề thi HSG Vật Lý 9 Phòng GD&ĐT Thái Nguyên 2016-2017 có đáp án chi tiết
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập nâng cao môn Vật lý và đạt thành tích cao hơn trong học tập .
Chúc các em học tốt !