PHÒNG GD&ĐT THANH MIỆN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: Ngữ Văn 6
( Đề gồm 01 trang)
Câu 1. ( 4đ).
Cho đoạn thơ sau:
“ Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm...”
( Trích: Tre Việt Nam- Nguyễn Duy).
a. Đoạn thơ trên gợi nhớ về một tác phẩm cũng viết về tre mà em đã học trong SGK Ngữ văn 6. Đó là tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
b. Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của tre Việt nam trong đoạn thơ trên?
c. Từ vẻ đẹp không chịu khuất phục của tre hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần vươn lên trong học tập.
Câu 2. ( 6 đ).
Sau những ngày mùa đông lạnh lẽo, âm u, mùa xuân tươi đẹp đã về trên quê hương em. Mùa xuân du ngoạn khắp nơi: dòng sông, cánh đồng, làng mạc...hãy đóng vai mình là Mùa Xuân để kể và tả lại chuyến du ngoạn đó.
...........HẾT.........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. (4đ).
a. Đoạn thơ trên gợi nhớ về tác phẩm “Cây tre Việt Nam” 0,25đ.
- Tác giả: Thép Mới. 0,25đ.
b.
* Về hình thức
- Học sinh viết thành đoạn văn 0,25đ
- Diễn đạt mạch lạc, chữ viết đẹp, không sai chính tả, văn viết có cảm xúc. 0,25đ.
* Về nội dung: học sinh cảm thu được vẻ đẹp của cây tre trong đoạn thơ:
- Nhân hóa: vươn mình trong gió tre đu, cây kham khổ hát ru lá cành; yêu nhiều nắng nỏ trời xanh; không đứng khuất mình. 0,25đ
+ Tre mang sức sống mãnh liệt.
+ Tre bền bỉ vượt qua gian khó trong cuộc sống...
+ Tre không cam chịu không cúi mình trước bóng râm...
- Ẩn dụ: tre là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đpẹ của con người Việt nam: cần cù, chịu thương chịu khó, có ý chí mãnh liệt, bền bỉ, vượt khó khăn và luôn lạc quan yêu đời. 0,75đ
c. * Về hình thức.
- Hs viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt mạch lạc, chữ viết đẹp, không sai chính tả, văn phong chặt chẽ, có cảm xúc. 0,25đ.
* Về nội dung: đoạn văn đảm bảo được các ý sau:
- Giải thích. 0,25đ.
+ Học tập là hoạt động tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, tài liệu...
+ Vươn lên là luôn luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng.
=> Trong học tập. muốn đạt kết quả cao thì phải có sự cố gắng hết mình...
- Nêu ý nghĩa.
+ Kiến thức của nhân loại là vô hạn, hiểu biết của con người thì hữu hạn. Vì vậy, việc học tập không phải là công việc dễ dàng...Nhưng nếu ta biết khắc phục khó khăn...vươn lên trong học tập ta sẽ thu được thành quả tốt đẹp. Những thành quả đó không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn cho cả những người xung quanh trong xã hội...0,25đ
+ Có ý thức vươn lên trong học tập, ta còn rèn được các đức tính tốt đẹp khác như: kiên trì, nhẫn nại...ta sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng....0,25đ
+ Phê phán những bạn học sinh thấy khó khăn thì nản lòng, ngại khó, ngại khổ, học hành sa sút...0,25đ
- Học sinh liên hệ: 0,25đ
+ Có ý thức tự giác, khắc phục mọi khó khăn trong học tập...
+ kết hợp học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.
Câu 2. 6đ.
* Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng kết hợp với miêu tả.
- Yêu cầu: đóng vai mình là Mùa Xuân để kể và tả lại chuyến du ngoạn của mình đi khắp nơi: dòng sông, cánh đồng, làng mạc....
- Hình thức: không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. Bài viết có bố cục 3 phần.
* Yêu cầu cụ thể:
- Kể diễn biến sự việc: câu chuyện của Mùa Xuân... kết hợp với các yếu tố miêu tả.
- Xác định đúng ngôi kể, đúng thứ tự, lời kể phù hợp (người kể: Mùa Xuân, kể theo ngôi thứ nhất.)
- Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, song phải đảm bảo nội dung sau:
a. Mở bài.
- Giới thiệu chung về nhân vật mùa Xuân “tôi” và sự việc ( câu chuyện của Mùa Xuân du ngoạn khắp nới: dòng sông, cánh đồng, làng mạc).
b. Thân bài.
* Mùa xuân tự giới thiệu về mình.0,75đ
- Sự thay đổi của thiên nhiên, đất trời, mây, gió, nắng, cây cối, hoa lá, chim chóc.
- Niềm vui của con người khi chào đón năm mới: sự sum vầy, đoàn tự, những cuộc du xuân...
* Mùa xuân kể và tả về cuộc du ngoạn khắp nơi, được chiêm ngưỡng những cảnh nước non kì thú như: dòng sông, cánh đồng, làng mạc....3,5đ.
- Mùa xuân tả về những cảnh quan trên con đường du ngoạn. 0,5đ
+ Kể lại một cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị mà Mùa Xuân ấn tượng nhất. 2đ
* Mùa xuân rút ra bài học bổ ích nhất sau chuyến đi. 0,75đ. (về tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, cống hiến.)
c. Kết bài.
- Cảm nghĩ của Mùa Xuân sau mỗi chuyến du ngoạn.
- Mong ước được đi du ngoạn khắp nơi để có những trải nghiệm phong phú.
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 6 của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Miện. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi sắp tới.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---