Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Yên Đồng

TRƯỜNG THCS YÊN ĐỒNG                                                             ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

                                                                                                            NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                MÔN: NGỮ VĂN 6

 

Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc doạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương mỗi người đều có

Vừa khi mở mắt chào đời

Quê hương là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

 

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân, Hoa cỏ cần gặp, Nxb Văn học, 1991)

Câu 1. Xác định  các danh từ có trong hai câu thơ:

Quê hương mỗi người đều có

Vừa khi mở mắt chào đời

 Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu :

                    Quê hương là dòng sữa mẹ

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. 

Phần II.  Làm văn  ( 16  điểm)

Câu 1: ( 6 điểm)

Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi.

Câu 2: (10 điểm)

Dựa vào bài thơ “Lượm” của Tố Hữu và sự tưởng tượng của bản thân, em hãy miêu tả lại hình ảnh chú bé Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ ở Huế và trong lần đi liên lạc cuối cùng.

  ........HẾT...........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Câu 1. Xác định  các danh từ có trong hai câu thơ trên: quê hương, người, khi, mắt, đời.

Câu 2.

  • Biện pháp tu từ : so sánh: Quê hương là dòng sữa mẹ
  • Tác dụng : Làm nổi bật vẻ đẹp, giá trị quý báu của quê hương đối với mỗi con người. Ở đó mỗi người được đón nhận những tình cảm ngọt ngào, gần gũi, máu thịt và  thiêng liêng; được hun đúc những tình cảm tốt đẹp...

Câu 3.

Nội dung chính của đoạn thơ trên: Quê hương gần gũi, máu thịt, thiêng liêng với mỗi người. Quê hương là mảnh đất ai cũng cần ghi nhớ, biết ơn.

Phần II.  Làm văn  ( 16  điểm)

Câu 1.

  • Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Biết lựa chọn ngôi kể phù hợp.
  • Xác định đúng yêu cầu của đề: Bài văn ngắn nói về câu chuyện giữa một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn.  Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Chẳng hạn giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật. Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi.
  • Triển khai bài văn miêu tả theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; biết kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm giúp cho bài văn sinh động. Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
  • HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:

 Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân  vật

 Thân bài:

Diễn biến  cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật ( Chẳng hạn Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình. Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức…)

Kết bài:

Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.

  • Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận sâu sắc, tinh tế…
  • Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2.

  • Đảm bảo cấu trúc của một bài văn miêu tả với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
  • Xác định đúng đối tượng miêu tả: chú bé Lượm trong hai hoàn cảnh
  • Triển khai bài văn miêu tả theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; biết kết hợp miêu tả với tự sự, biểu cảm giúp cho bài văn sinh động, làm nổi bật hỉnh ảnh chú bé Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, nhí nhảnh; gan dạ, dũng cảm …
  • HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:

       

      -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Yên Đồng. Để xem được đầy đủ nội dung bài thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 

                             ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?