PHÒNG GD&ĐT KRÔNG NÔ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm)
Phân tích phép tu từ trong đoạn thơ trích trong bài: “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” của Trần Đăng Khoa:
“Ôi , đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa ,chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi…
(Viết tại đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa - Mùa khô 1981)
Câu 2: (7,0 điểm) Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lời bài hát được trích trong nhạc phẩm “Đường đến vinh quang” của ca sĩ, nhạc sĩ Trần Lập: “Chặng đường nào rải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”.
Câu 3: (10,0 điểm)
“Văn học trung đại nước ta sau những vấn đề đấu tranh xã hội, còn thường đề cập đến vấn đề đạo đức gia đình, đặc biệt là luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo với cha mẹ”.
Qua một số tác phẩm văn học trung đại mà em đã học trong chương trình ngữ văn 9 hãy làm sáng tỏ nội dung “Văn học nước ta luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo đối vơi cha mẹ”.
Theo em, trong thời đại ngày nay, vấn đề đạo đức gia đình có còn quan trọng không? Vì sao?
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: (3 điểm) Các biện pháp tu từ:
- Điệp từ: Đảo, Sinh Tồn, chúng tôi
- Nhân hóa: Đảo vẫn Sinh Tồn
- So sánh: Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người, như đá vững bền, như đá tốt tươi.
- Học sinh phân tích được tác dụng
- Điệp từ: Đảo, sinh tồn (đảo Sinh Tồn, đảo thân yêu, sinh tồn trên mặt đảo, đảo vẫn sinh tồn) vừa giới thiệu về hòn đảo linh thiêng của Tổ quốc vừa thể hiện được sức sống mãnh liệt của hòn đảo giữa biển khơi cũng như người lính đảo. Điệp từ “chúng tôi” nhấn mạnh hình tượng trung tâm của đoạn thơ - người lính đảo - nhấn mạnh - những người đang đối mặt với khó khăn khắc nghiệt nơi đảo xa .
- Hình ảnh nhân hóa “Đảo vẫn sinh tồn” sự trường tồn của biển đảo quê hương.
- Đặc biệt hình ảnh so sánh: Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người, như đá vững bền, như đá tốt tươi. Khẳng định sự kiên cường bất khuất của những chiến sĩ nơi đảo xa. Dù không có mưa trên đảo, dù khắc nghiệt của gió bão biển khơi nhưng họ vẫn bền gan vững chí để giữ gìn biển đảo quê hương.
Câu 2 (7,0điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm văn nghị luận xã hội. Bố cục chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, diễn đạt lưu loát…
- Yêu cầu nội dung:
- Đây là một dạng đề mở, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song phải bày tỏ rõ quan điểm của mình về vấn đề nghị luận, lời bài hát là lời của chân lý sống, cách sống và nghị lực sống.
- Định hướng biểu điểm:
- Giải thích: (3 điểm)
- Hoa hồng là loài hoa có hương thơm nồng nàn, có màu sắc rực rỡ. Đây là một loài hoa đẹp, được coi là biểu tượng của tình yêu. Ở đây, hoa hồng có thể tượng trưng cho thành công và hạnh phúc mà con người đạt được.
- Mũi gai: Hoa hồng đẹp nhưng có gai, đôi lúc cầm bông hồng đẹp trên tay chung ta phải chụi đau đớn vì gai sắc nhọn của nó.
- → Trong cuộc sống muốn đạt được thành công và hạnh phúc thì chúng ta phải biết vượt qua sóng gió và thử thách.
- Bàn luận: (4 điểm)
- Hạnh phúc vui sướng luôn là ước mơ, là mục tiêu hướng tới của con người, muốn đạt được thành công con người phải biết chấp nhận và vượt qua mọi khó khăn gian khổ…
- Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió, lời bài hát như khẳng định thêm ý chí con người luôn hiên ngang vượt qua mọi gian nan thử thách ở đời. Đây là bài học bức thông điệp đầy ý nghĩa về cách sống mà lời bài hát muốn gửi đến chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ, thành công sẻ đến với những ai không bao giờ chùn bước và run sợ trước khó khăn…
- Phê phán những người sống gặp khó khăn là nản chí, những kẻ không chịu phấn đấu để thành công bằng chính sức lực của mình mà đi tìm đến thành công bằng mọi thủ đoạn mách khóe…
- Giải thích: (3 điểm)
Câu 3. (10 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
- Làm đúng kiểu bài văn nghị luận: văn học.
- Biết cách xây dựng và hệ thống luận điểm chặt chẽ dẫn chứng phong phú và phân tích có chọn lọc, hợp lý.
- Bố cục rõ ràng kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung:
- Phân tích chứng minh làm rõ “Văn học trung đại nước ta luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo đối với cha mẹ”.
- Học sinh có thể có dẫn chứng và phân tích khác nhau nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây:
- Văn học cổ luôn là tấm gương trung thực phản ánh những cuộc đấu tranh của dân tộc chống xâm lược, những cuộc đấu tranh xã hội chống áp bức bất công. Nhưng bên cạnh đó, văn học trung đại còn đề cập đến vấn đề đạo đức gia đình. Không ít tác phẩm trung đại đã nêu cao những hình ảnh cảm động, những tình cảm đẹp đẽ về mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ.
- Vũ Nương trong chuyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã thay chồng ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng khi chồng đi lính, chăm sóc chu đáo, dùng lời ngon ngọt khuyên lơn khi mẹ bị bệnh nặng, khi mẹ chồng lâm chung lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình.
- Nàng Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, trong cơn gia biến đã hy sinh mối tình đầu vừa chớm nở để làm tròn chữ hiếu, Kiều quyết định bán minh chuộc cha và em trai thoát khỏi những trận đòn roi nơi chốn lao ngục.
- Trong những ngày lưu lạc nơi đất khách Kiều không nguôi nhớ thương cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm mai / Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”
- Chàng Lục Vân Tiên trong “Truyện Lục Vân Tiên”, hăm hở đi thi thế nhưng lúc sắp vào trường thi được tin mẹ mất phải bỏ thi trở về, trên đường về nhớ thương mẹ khóc đến mù đôi mắt.
- Nàng Kiều Nguyệt Nga trong truyện “Lục Vân Tiên” thân gái một mình vượt xa xôi vạn dặm lo bề nghi gia theo lời dạy của cha “Làm con đâu dám cãi cha - Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành….”
- Vai trò đạo đức gia đình trong thời đại ngày nay:
- Đạo đức gia đình trong thời đại ngày nay đóng vai trò vô cùng quan trọng.
- Đạo đức gia đình, đặc biệt là tấm gương hiếu thảo giúp con người sống tốt đẹp hơn, có nghĩa có tình…
- Đạo đức gia đình là thước đo nhân cách con người.
- Đạo đức gia đình còn làm cho xã hội văn minh.
- Những người sống thiếu đạo đức với gia đình không thể trở thành những người công dân tốt cho xã hội.
- Lưu ý:
- Bài viết sạch đẹp, rõ ràng, ít mắc lỗi diễn đạt, văn viết lưu loát, có cảm xúc, sáng tạo, biết vận dụng ở chừng mực kiến thức lý luận văn học trong việc giải thích, chứng minh đề bài.
- Trên đây là những gợi ý, định hướng cơ bản, giám khảo căn cứ vào từng bài làm cụ thể mà vận dụng một cách thích hợp; trân trọng và khuyến khích những bài làm sáng tạo, có năng khiếu; không đếm ý cho điểm.
- Điểm lẻ có thể cho đến 0,25 điểm; điểm toàn bài không làm tròn số.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: