Đề thi HSG môn Lịch Sử 9 năm 2018-2019 Tỉnh Nghệ An

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS

NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn thi: LỊCH SỬ - BẢNG A

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1 (5.0 điểm)

Từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành một siêu cường kinh tế…”

(SGK Lịch sử lớp 9, NXB Giáo dục, trang 36)

Bằng những kiến thức đã học, em hãy:

 a. Lí giải nguyên nhân của sự phát triển đó.

b. Rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng đất nước ở Việt Nam hiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trình bày nét chính về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thắng lợi của cuộc đấu tranh này có ý nghĩa gì?

Câu 3 (4.5 điểm)

a. Dựa vào lược đồ bên, hãy cho biết: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam tập trung vào  những  lĩnh vực nào?

b. Phân tích tác động của cuộc khai thác đó đến nền kinh tế, xã hội Việt Nam.

Câu 4 (5.5 điểm)

a. Tại sao nói:Xô viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới

sự lãnh đạo của Đảng?

b. Viết 1 bài luận (khoảng 150 từ) với chủ đề: “Tuổi trẻ Nghệ An phát huy giá trị của Xô viết Nghệ -Tĩnh”.

---------- Hết ---------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG MÔN LỊCH SỬ 9

Câu 1:

a. Nguyên nhân:

- Khách quan:

+ Tác động tích cực của sự phát triển chung về kinh tế và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại trên thế giới…

+ Cuộc chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản.

- Chủ quan:

+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

+ Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

+ Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm...

b. Bài học kinh nghiệm:

- Chú trọng giáo dục - đào tạo, phát huy nhân tố con người…

- Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất…

- Phát huy vai trò của Nhà nước…

- Tận dụng hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài…

Câu 2:

- Đầu thế kỉ XIX, Nam Phi là thuộc địa của Anh. Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút ra khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi, nhưng chính quyền thực dân da trắng vẫn tiếp tục thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (Apacthai) cực kì tàn bạo…

- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi đã phát triển thành cao trào rộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

- Năm 1993, chính quyền của người da trắng đã tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, trả tự do cho Nen-xơn Man-đê-la.

- Năm 1994, sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nen-xơn

Man-đê-la đã trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở nước này.

Ý nghĩa:

- Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi sau 3 thế kỉ tồn tại, đưa đất nước bước sang thời kì mới…

- Góp phần dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới…

Câu 3:

a. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực:

- Nông nghiệp: cướp ruộng đất, lập đồn điền (cao su, cà phê, chè, lúa gạo…)

- Công nghiệp: khai mỏ (than, thiếc, chì, kẽm, vàng…); mở thêm một số cơ sở công nghiệp (dệt, vải, sợi, đường, rượu, diêm, xay xát gạo…)

- Thương nghiệp: xuất khẩu…

b. Phân tích tác động:

- Kinh tế:

+ Tiếp tục du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam làm cho kinh tế phát triển thêm một bước…

+ Làm cho nền kinh tế Việt Nam mất cân đối (thiếu hẳn công nghiệp nặng, nông nghiệp lạc hậu) và lệ thuộc vào Pháp.

+ Nguồn tài nguyên khoáng sản cạn kiệt…

- Xã hội:

+ Sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc…

+ Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp thêm gay gắt…

Câu 4:

a. Xô viết Nghệ -Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng:

- Cuộc đấu tranh quyết liệt của quần chúng Nghệ - Tĩnh đã làm cho bộ máy chính quyền thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện, xã bị tê liệt, tan rã. Những tổ chức Đảng ở địa phương kịp thời lãnh đạo quần chúng thành lập các Xô viết.

- Xô viết Nghệ -Tĩnh đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ:

+ Về chính trị, quân sự: chính quyền cách mạng kiên quyết trấn  áp bọn phản cách mạng, thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, thành lập các tổ chức quần chúng; thành lập các đội tự vệ vũ trang để bảo vệ trật tự xóm làng…

+ Về kinh tế: chính quyền cách mạng chia ruộng đất công cho nông dân, bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc và phong kiến đặt ra; bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ…

+ Về văn hóa - xã hội: thực hiện nếp sống mới, khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục…

- Sự thành lập và những chính sách của Xô viết Nghệ -Tĩnh đã chứng tỏ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

b. Viết 1 bài luận (khoảng 150 từ) với chủ đề: “ Tuổi trẻ Nghệ An phát huy giá trị của Xô viết Nghệ -Tĩnh” (Khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Hướng dẫn chấm chỉ mang tính chất gợi mở).

- Xác định được các giá trị của Xô viết Nghệ -Tĩnh: truyền thống đấu tranh  bất khuất, xây dựng chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân, tinh thần đoàn kết….

- Các hành động: Tích cực học tập, rèn luyện, phát huy truyền thống quê hương Xô viết…

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HSG môn Lịch Sử 9 năm 2018-2019 Tỉnh Nghệ An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi  sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?