SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT HƯNG NHÂN
| ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA KHỐI 10 NĂM HỌC 2019 - 2020 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
Câu 1: Cho m gam bột Fe tác dụng với khí Cl2 sau khi phản ứng kết thúc thu được (m + 12,78) gam hỗn hợp X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong nước cho đến khi X tan tối đa thì thu được dung dịch Y và 1,12 gam chất rắn. m có giá trị là
A. 11,2 gam.
B. 8,4 gam.
C. 5,6 gam.
D. 16,8 gam.
Câu 2: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 24. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô thứ 24, chu kỳ 4, nhóm V B
B. ô thứ 24, chu kỳ 4, nhóm VI A
C. ô thứ 24, chu kỳ 4, nhóm II A
D. ô thứ 24, chu kỳ 4, nhóm VIB
Câu 3: Dẫn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 10 gam NaOH. Muối tạo thành sau phản ứng là:
A. NaHSO3 và Na2SO3
B. Na2SO3
C. NaHSO3
D. NaOH và Na2SO3
Câu 4: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng tự oxi hóa khử
A. Dẫn khí Clo vào dung dịch KOH ở to thường
B. Điều chế O2 từ KClO3
C. Dẫn khí Clo vào H2O
D. Cho khí Clo tác dụng với sữa vôi
Câu 5: Cho 25,5 gam AgNO3 vào 400 ml dung dịch KCl 0,5M sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa trắng. Gía trị của m là:
A. 25,250 gam
B. 22,725 gam
C. 28,700 gam
D. 21,525 gam
Câu 6: Cho các nguyên tố: X ( Z = 17), Y( Z = 11), R( Z = 19), T( Z = 9), U ( Z = 13), V ( Z = 16) và các kết luân:
(1) Tính kim loại: U < Y < R.
(2) Độ âm điện: V < X < T.
(3) Bán kính nguyên tử: U < X < T.
(4) Hợp chất tạo bởi X và R là hợp chất cộng hóa trị
(5) Tính chất hóa học cơ bản của X giống T và Y giống R
(6) Hợp chất tạo bởi Y và T là hợp chất ion
(7) X, Y, U,V thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn
Số kết luận đúng là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 7: Trong phản ứng: FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2 + H2O thì một phân tử FexOy sẽ
A. nhận (3x – 2y) electron
B. nhường (2y – 3x) electron
C. nhường (3x – 2y) electron
D. nhận (2y – 3x) electron
Câu 8: Cho các khí sau: CO2, H2S, O2, NH3, Cl2, HI, SO3, HCl, H2. Số chất không dùng H2SO4 đặc để làm khô được là?
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 9: Chia 2m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với Cl2 dư, đun nóng thhu được ( m + 7,1) gam hỗn hợp muối. Oxi hóa phần 2 cần V lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm O2 và O3. Biết tỉ khối của A so với H2 là 20. Các phản ứng xảy ra hòa toàn. Giá trị của V là
A. 0,896.
B. 0,672.
C. 0,448.
D. 1,120.
Câu 10: Thành phần phần trăm về khối lượng của clo trong muối MCln là 66,355%. Phát biểu đúng là
A. Trong MCln không chứa liên kết cho nhận
B. Cho 0,2 mol MCln tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 0,2 mol kết tủa
C. M là kim loại điển hình
D. MCln thuộc loại hợp chất ion
Câu 11: Oleum A có công thức H2SO4.3SO3. Cần pha bao nhiêu gam A vào 108 ml dung dịch H2SO4 40% (d = 1,31 g/ml) để thu được oleum có hàm lượng SO3 là 10%?
A. 349,36.
B. 584,09.
C. 480,34.
D. 641,62.
Câu 12: Một dung dịch có chứa H2SO4 và 0,543 gam muối natri của một axit chứa oxi của clo (muối X). Cho thêm vào dung dịch này một lượng KI cho đến khi iot ngừng sinh ra thì thu được 3,05 gam I2. Muối X là
A. NaClO4.
B. NaClO3.
C. NaClO2.
D. NaClO.
Câu 13: Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng, dư. Sản phẩm khí thu được là
A. CO2 và SO2.
B. SO2.
C. H2S và CO2.
D. CO2.
Câu 14: Lương cồn ( C2H5OH) được xác định bằng cách cho huyết thanh tác dụng với dung dịch K2Cr2O7 theo sơ đồ: CH3 –CH2-OH + K2Cr2O7 + H2SO4 → CO2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O (1). Lấy 28 gam huyết thanh của1 người lái xe tác dụng vừa hết 35 ml dung dịch K2Cr2O7 0,06M(theo luật hàm lượng cồn của người tham gia giao thông không vượt quá 0,02% theo khối lượng). Phát biểu đúng là
A. Trong phản ứng (1) K2Cr2O7 là chất oxi hóa, H2SO4 là chất khử
B. Hàm lượng cồn trong máu là 0,18%
C. Tổng hệ số của các chất (số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng (1) là 30
D. Người lái xe trên phạm luật tham gia giao thông
Câu 15: Hai nguyên tố X (Z = 1), Y (Z = 17). Liên kết trong hợp chất của X và Y thuôc loại liên kết
A. Liên kết cộng hóa trị không cực
B. Liên kết ion
C. Liên kết cộng hóa trị có cực
D. Không xác định được
----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 35 của đề thi chọn HSG môn Hóa 10 vui lòng xem tại onine hoặc đăng nhập để tải về máy)----
Câu 35: SO2 bị lẫn tạp chất là SO3, dùng cách nào dưới đây để thu được SO2 nguyên chất
A. Sục hỗn hợp khí qua dung dịch BaCl2 loãng dư
B. Sục hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong dư
C. Sục hỗn hợp khí từ từ qua dung dịch Na2CO3.
D. Cho hỗn hợp khí sục từ từ qua dung dịch nước brom
Câu 36: Cho các chất sau: PbO2, MnO2, KMnO4, K2Cr2O7, KClO3, CaOCl2. Lấy hai chất X và Y có số mol bằng nhau trong số các chất trên, đem tác dụng với dd HCl đặc, dư (ở điều kiện thích hợp, phản ứng xẩy ra hoàn toàn) thì thấy thu được số mol khí clo như nhau. Hỏi có bao nhiêu cặp X và Y thỏa mãn?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 37: Hoà tan hoàn toàn 4,8 gam Mg vào 49 gam dung dịch H2SO4 80% chỉ thu được dung dịch X và khí. Cho X tác dụng vơi 700ml dung dich KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z nặng 58,575 gam. Nồng độ phần trăm của MgSO4 trong dung dịch X là.
A. 48,66
B. 44,61
C. 49,79
D. 46,24
Câu 38: Cho 33,6 gam hỗn hợp FeS2 và S vào một bình kín có chứa 1mol O2 (biết O2 lấy dư cho phản ứng cháy), áp suất trong bình trước phản ứng là P. Nung bình đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó đưa nhiệt độ về trạng thái ban đầu thấy áp suất trong bình chỉ bằng 85% áp suất ban đầu. Khối lượng của S trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 3,2 gam.
B. 12,8 gam.
C. 9,6 gam.
D. 6,4 gam.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm a mol Cu2S và 0,2 mol FeS2. Đốt hỗn hợp X trong O2 thu được hỗn hợp oxit Y và khí SO2. Oxi hóa hoàn toàn SO2 thành SO3 sau đó cho SO3 hợp nước thu được dung dịch chứa H2SO4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y bằng dung dịch H2SO4 trên thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối. Cho Ba(OH)2 dư vào Y được m gam kết tủa.Giá trị của m gần nhất với :
A. 165
B. 158
C. 160
D. 155
Câu 40: Dùng một lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20%, đun nóng để hòa tan vừa đủ a mol CuO. Sau phản
ứng làm nguội dung dịch đến 100oC thì khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch là 30,7 gam.
Biết rằng độ tan của dung dịch CuSO4 ở 100oC là 17,4 gam. Giá trị của a là
A. 0,1.
B. 0,15.
C. 0,2.
D. 0,25.
Câu 41: Cho phản ứng: aAg + bH2SO4đặc → cAg2SO4 + dSO2 + eH2O.
Với a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (a+b) bằng
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 42: Hỗn hợp X gồm a mol Fe, b mol FeCO3 và c mol FeS2. Cho X vào bình dung tích không đổi chứa không khí (dư), nung đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình bằng áp suất trước khi nung. Quan hệ của a, b, c là
A. a = b+c.
B. 4a+4c = 3b.
C. b = c + a
D. a+c=2b.
Câu 43: Cho m gam cacbon tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít ở đktc hỗn hợp khí X gồm CO2 và SO2 . Hấp thụ hết X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối trung hòa. Cô cạn dung dịch Y thu được 35,8 gam muối khan. Giá trị của m và V lần lượt là :
A. 2,4 và 4,48
B. 1,2 và 6,72
C. 1,2 và 22,4
D. 2,4 và 6,72
Câu 44: Cho 5,7 gam hỗn hợp bột X gồm có Cu, Zn, Al, Mg tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng là 7,86 gam. Thể tích dung dịch HCl 1M có thể hòa tan HT hỗn hợp chất rắn Y là
A. 250 ml
B. 180 ml
C. 100 ml
D. 290 ml
Câu 45: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(a) Cho dung dịch KMnO4 tác dụng với dung dịch HF (đặc) thu được khí F2.
(b) Dùng phương pháp sunfat điều chế được : HF, HCl, HBr, HI.
(c) CuSO4 khan có màu xanh đậm
(d) I2 được điều chế chủ yếu từ nước biển.
(e) Dung dịch HF là axit yếu và không được chứa trong lọ thuỷ tinh.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 46: Có các nhận định sau:
(a) Để điều chế H2S, người ta cho các muối sunfua (như FeS, PbS, CuS..)tác dụng với dd H2SO4 loãng.
(b) Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế chủ yếu từ S hoặc FeS2.
(c) Trong thực tế, H2SO4 thu được bằng cách cho SO3 hấp thụ vào H2O.
(d) Các muối BaSO4 và PbSO4 đều là kết tủa màu trắng, không tan trong H2SO4 đặc.
(e) Dẫn khí H2S đến dư lần lượt qua các dung dịch Ba(NO3)2,Fe(NO3)2,Pb(NO3)2,Cu(NO3)2,AgNO3,có 4 trường hợp xuất hiện kết tủa.
Số nhận định đúng là:
A. 3.
B. 0
C. 1.
D. 4.
Câu 47: Cho các phát biểu sau :
(1) Trong hợp chất với oxi, lưu huỳnh có cộng hóa trị cao nhất bằng VI.
(2) Trong các hợp chất, flo luôn có số oxi hóa bằng -1.
(3) Lưu huỳnh trong hợp chất với kim loại luôn có số oxi hóa là -2.
(4) Trong hợp chất, số oxi hóa của nguyên tố luôn khác không.
(5) Trong hợp chất, một nguyên tố có thể có nhiều mức số oxi hóa khác nhau.
(6) Trong một chu kỳ, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H2S (đktc) trong oxi dư, rồi dẫn tất cả sản phẩm vào 50 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml) thu được dung dịch X . Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch X là :
A. 42,69%.
B. 46,43%.
C. 47,92%.
D. 42,98%.
Câu 49: Trong các chất và ion sau: Zn, S, Cl2, SO2, FeO, Fe2O3, Fe2+, Cu2+, Cl- . Có bao nhiêu chất và ion đóng vai trò vừa oxi hóa vừa khử:
A. 6
B. 4
C. 7
D. 5
Câu 50: Cho hỗn hợp chứa 0,5 mol Ba và x mol Al vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl và 0,5 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,44 lít khí H2 (ở đktc). Phát biểu đúng là
A. Các kim loại hết, chỉ axit H2SO4 còn dư.
B. Các kim loại hết, chỉ axit HCl còn dư.
C. Cả hai axit hết, kim loại còn dư.
D. Các kim loại tan hết, cả hai axit còn dư.
....
Trên đây là trích đoạn nội dung đề và đáp án kì thi HSG môn Hóa lớp 10 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Hưng Nhân, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm 1 số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề thi chọn HSG tỉnh môn Hóa 10 năm 2018 - 2019 Sở GDĐT Hà Tĩnh
- Bài tập nâng cao ôn thi HSG môn Hóa 10 năm học 2018 - 2019
- Đề thi chọn HSG môn Hóa 10 năm 2019 Trại hè Hùng Vương
Chúc các em học tập thật tốt!