SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THPT VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2019 – 2020 |
| Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Buổi sáng, ngày 24/9/2019 Đề thi có 02 trang, gồm 08 câu |
Câu I (2,75 điểm)
1. Hợp chất A được tạo thành từ các ion đều có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Trong một phân tử A có tổng số hạt cơ bản là 164.
a) Hãy xác định A.
b) Hòa tan chất A ở trên vào nước được dung dịch B làm quì tím hóa xanh. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho dung dịch B lần lượt vào các dung dịch FeCl3, AlCl3, CuCl2.
Cho O(Z=8); F(Z=9); Na(Z=11); Mg(Z=12); Al(Z=13); P(Z=15); S(Z=16); Cl(Z=17); K(Z=19); Ca(Z=20); Zn(Z=30); Ag(Z=47)
2) Xét các phân tử: BF3, NF3, NOF3, ICl4-
a) Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của mỗi phân tử và ion trên.
b) Xác định xem phân tử nào là phân cực và không phân cực. Giải thích?
Câu II (1,25 điểm)
M và R là các nguyên tố thuộc nhóm A, có thể tạo với hiđro các hợp chất MH và RH. Gọi X và Y lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của M và R. Trong Y, R chiếm 35,323% khối lượng. Để trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch X nồng độ 16,8% cần 150 ml dung dịch Y nồng độ 1M. Xác định các nguyên tố M và R.
Câu III (3,0 điểm)
Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau trong các khí: HCl, NH3, SO2, N2. Các ống nghiệm được úp trên các chậu nước (hình vẽ) được gọi là trạng thái ban đầu.
1) Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm, giải thích.
2) Mực nước trong ống nghiệm ở chậu B thay đổi như thế nào (so với mực nước trong ống nghiệm của chậu B ban đầu) trong các trường hợp sau, giải thích:
Trường hợp 1: Thêm vài giọt dung dịch NaOH vào chậu B.
Trường hợp 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào chậu B.
Trường hợp 3: Thay nước trong chậu B bằng thể tích tương đương dung dịch brom/H2O.
Trường hợp 4: Thay nước trong chậu B bằng thể tích tương đương dung dịch brom/CCl4.
Câu IV (3,0 điểm)
1) Tinh thể CuCl có cấu trúc lập phương tâm diện. Các ion Cu+ và Cl- nằm ở các nút của mạng tinh thể một cách luân phiên.
a) Hãy biểu diễn mạng tế bào cơ sở của CuCl.
b) Tính số ion Cu+ và Cl- rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong một tế bào mạng cơ sở.
c) Xác định bán kính của ion Cu+.
Biết: khối lượng riêng của CuCl : d(CuCl)= 4,136 g/cm3; rCl- = 1,84A0; Cu = 63,5; Cl = 35,5.
2) Khí (A) là một khí có trong khí quyển và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hóa sinh của tất cả các dạng vật chất sống. Một mảnh magie cháy trong (A) cho hỗn hợp màu xám bao gồm hợp chất (B) có màu trắng và chất (C) có màu đen. Cả (B) và (C) đều rất khó tan trong axit và bazơ loãng. Nếu đốt cháy (C) trong oxi sẽ tạo ra (A). Khi cho magie cháy trong khí (D) (cũng là một khí có trong không khí) thì sẽ hình thành một chất rắn màu trắng (E). Chất này tan ngay trong axit và phân huỷ trong nước cho ra khí (F) có mùi đặc trưng.
a. Xác định các hợp chất từ (A) đến (F).
b. Viết các phản ứng chuyển hóa đã nói đến ở trên.
c. Tương tác giữa (A) với (F) là một phương pháp thông dụng để sản xuất một loại phân bón có giá trị. Cho biết tên của phân bón này và viết phản ứng tạo thành nó.
Câu V (3,25 điểm)
1) Entanpi hình thành tiêu chuẩn và entropi tiêu chuẩn đo ở 298oK của một số chất như sau:
| CO2 (dd) | H2O (l) | NH3 (dd) | (H2N)2CO (dd) |
Hht (KJ/mol) | - 412,9 | - 285,8 | - 80,8 | - 317,7 |
So ( J. K-1. mol-1) | 121,0 | 69,9 | 110,0 | 176,0 |
Trong dung dịch nước ure bị phân huỷ theo phương trình sau:
(H2N)2CO (dd) + H2O (l) ⇔ 2 NH3 (dd) + CO2 (dd)
Hãy tính Go và hằng số cân bằng của phản ứng trên ở 298oK
2) Haber là một trong số các nhà hoá học có đóng góp quan trọng vào phản ứng tổng hợp NH3 từ khí H2 và N2.
Trong thí nghiệm 1 tại 472oC, Haber và cộng sự thu được [H2] = 0,1207M; [N2] = 0,0402M; [NH3] = 0,00272M khi hệ phản ứng đạt đến cân bằng. Trong thí nghiệm 2 tại 500oC, người ta thu được hỗn hợp cân bằng có áp suất riêng phần của H2 là 0,733 atm; của N2 là 0,527 atm và của NH3 là 1,73.10-3 atm.
Phản ứng thuận: 3H2(k) + N2(k) ⇔ 2NH3 (k) là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Tại sao?
Câu VI (3,5 điểm)
1) Thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100 ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 1M được 100 ml dung dịch A, hỏi có kết tủa Mg(OH)2 được tạo thành hay không?
2) Tính pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn các dung dịch sau:
a) 10ml dung dịch CH3COOH 0,10M với 10ml dung dịch HCl có pH = 4,00.
b) 25ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,00 với 15ml dung dịch KOH có pH= 11,00.
Câu VII (3,25 điểm)
Hỗn hợp A gồm bột S và Mg. Đun nóng (A) trong điều kiện không có không khí, sau đó làm nguội và cho sản phẩm tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,987 lít khí (B) có tỉ khối so với không khí bằng 0,8966. Đốt cháy hết khí (B), sau đó cho toàn bộ sản phẩm vào 100ml H2O2 5% (d = 1g/mL) thu được dung dịch (D). Xác định % khối lượng các chất trong (A) và nồng độ % các chất tạo ra trong dung dịch (D). Cho thể tích các chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2) Hòa tan m gam Mg trong 500ml dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 0,4M và Cu(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) có tỉ khối của X so với H2 là 6,2 gồm N2 và H2, dung dịch Y và 2,0 gam hỗn hợp kim loại. Xác định giá trị m.
---(Để xem nội dung đáp án chi tiết của đề thi HSG vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HSG môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Tỉnh Vĩnh Long. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề kiểm tra này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.