Đề thi HSG cấp huyện môn Lịch Sử 9 năm 2019-2020 Phòng GD&ĐT Lâm Hà

PHÒNG GD&ĐT LÂM HÀ

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

 

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: Lịch sử

Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

                                                                                                                                             

A. Phần lịch sử thế giới: ( 10 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Vì sao vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á lại tìm kiếm cơ hội liên kết với nhau? Hiệp ước Bali (2/1976) có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của tổ chức ASEAN? Theo em hiện nay các nước ASEAN đang đứng trước thời cơ và thách thức gì trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

Câu 2 (3,0 điểm).  Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ la tinh là gì? Vì sao có sự khác biệt đó?

Câu 3 (4.0 điểm). Trình bày những nét chính về tình hình các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? Quá trình liên kết đó diễn ra như thế nào?

B. Phần lịch sử Việt Nam: ( 10 điểm)

Câu 1 (3,5 điểm). Lập bảng tóm tắt quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và phong trào kháng chiến của nhân dân ta theo các mốc thời gian sau: 1.9.1858; 1859; 1867; 1873; 1882; 1883.

Câu 2 (3,0 điểm). Trào lưu cải  cách Duy Tân ở Việt Nam cuối TK XIX diễn ra trong bối cảnh như thế nào? Nêu một vài đề nghị cải cách tiêu biểu? Tác dụng và ý nghĩa của những đề nghị cải cách đó?

Câu 3: (3,5 điểm) So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX ở Việt Nam theo bảng sau:

Các nội dung so sánh

Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX

Xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX

Mục đích

 

 

Thành phần lãnh đạo

 

 

Hình thức hoạt động

 

 

Lực lượng tham gia

 

 

Các phong trào tiêu biểu

 

 

Kết quả

 

 

Ý nghĩa

 

 

 

-------------- Hết --------------

                            

CÂU

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần lịch sử thế giới: ( 6 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Vì sao vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á lại tìm kiếm cơ hội liên kết với nhau? Hiệp ước Bali (2/1976) có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của tổ chức ASEAN? Theo em hiện nay các nước ASEAN đang đứng trước thời cơ và thách thức gì trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

a. Nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á lại tìm kiếm cơ hội liên kết với nhau vì:

 - Do yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

 - Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNA (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là Inđônêxia, Malayxia, Philippin, Tháilan và Xingapo.

 

b.Ý nghĩa:

 - Hiệp ước Bali (2/1976) được coi là một Hiệp ước thân thiện và hợp tác của các quốc gia Đông Nam Á

 - Hiệp ước đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như: tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có kết quả…

-> Do vậy Hiệp ước đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của tổ chức ASEAN

 

c.Thời cơ và thách thức:

 * Thời cơ:

- Các nước ASEAN có môi trường thuận lợi để áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là nền tảng thuận lợi, là thị trường đủ lớn cho đổi mới, đầu tư, phát triển các mô hình kinh doanh mới ở Đông Nam Á.

- Cuộc cách mạng côg nghiệp 4.0 tạo cơ hội để các nước hợp tác, đẩy nhanh, mạnh quá trình phát triển  đất nước, rút ngắn khoảng cách với các nước có nền kinh tế phát triển.

- Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam sẽ là cơ hội tốt để chúng ta vươn lên hoàn thành sớm quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

- Là cơ hội và động lực để các nước tự đổi mới, sáng tạo,

cơ hội cho mọi người dân đều có thể khởi nghiệp, tiếp cận các nguồn lực, thông tin mới, tri thức mới và thị trường mới.

- Chính phủ các nước có được sức mạnh côg nghệ để kiếm soát cải tiếnh ệt hống quản lý?

 * Thách thức

- Thay đổi mô hình kinh doanh, gây xáo trộn, chuyển dịch, thay thế lao động quy mô lớn, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với giáo dục, đào tạo nghề ở nhiều nước ASEAN.

- Nguy cơ mất việc làm khi tự động hóa thay thế con người…

- Thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao

- Sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc

- Tụt hậu xa hơn về kinh tế nếu không theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Đối mặt với an ninh an toàn mạng, bảo mật thông tin…

 

Câu 2 (3,0 đ)

 Hãy nêu tóm tắt các xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”. Trước xu thế đó, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta là gì?

 

 

-Xu thế:

+ Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế...

+ Sự tan rã của trật tự 2 cực  Ianta và một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm đang được xác lập...

+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm.

+ Nhiều khu vực trên thế giới xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái…

   Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình,ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

 

-Nhiệm vụ…

 Tranh thủ thời cơ vượt qua thách thức đối với dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh,xã hội dân chủ, công bằng, văn minh…

 

Phần lịch sử Việt Nam: ( 14 điểm)

 

Câu 1 (4,0 điểm)

Lập bảng tóm tắt quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và phong trào kháng chiến của nhân dân ta theo các mốc thời gian sau: 1.9.1858; 1859; 1867; 1873; 1882; 1883.

 

Thời gian

Quá trình xâm lược của TDP

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

 

   1-9-1858

Thực dân Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta

- Quân dân ta anh dũng chống trả, quân Pháp bước đầu bị thất bại.

 

1859

Tấn công Gia Định

- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra sôi nổi.

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm cỏ đông.

 

 

1867

Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kỳ

- Nhân dân Nam Kỳ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi.

- Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc...

 

1873

Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất

- Nhân dân Hà Nội anh dũng đứng lên... Trận Cầu Giấy 21-12-1873 giết chết Gác-ni-ê

- Tại các tỉnh, nhân dân lập căn cứ kháng chiến...

 

1882

Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai

Nhân dân phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến... Đặc biệt trận Cầu Giấy 19-5-1883 giết chết Ri-vi-e.

 

1883

Đánh chiếm Thuận An, buộc triều đình ký hiệp ước Hác Măng

Phong trào kháng chiến càng được đẩy mạnh, nhiều

văn thân sĩ phu phản đối lệnh bãi binh...

 

Câu 2 (3,0 điểm)

 Phong trào Cần vương nổ ra như thế nào? Hãy cho biết cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Vì sao?

 

-Phong trào cần vương bùng nổ…

Sau cuộc tấn công kinh thành Huế thất bại,Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885 ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỳ XIX được gọi là phong trào Cần vương.

 

-Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu….

Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895 là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.

Vì:

+ Lãnh đạo: tài giỏi (Phan Đình Phùng, Cao Thắng…).

+Thời gian: khởi nghĩa kéo dài (10 năm).

+Quy mô: rộng lớn (địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).

+Khởi nghĩa lập nhiều chiến công.

 

Câu 3 (4.0đ)

So sánh sự khác nhau giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 về kẻ thù, mục tiêu-nhiệm vụ, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh. Phong trào dân chủ 1936-1939 chuẩn bị những gì cho cách mạng tháng Tám 1945?

 

 

 

- Học sinh có thể lập bảng so sánh như sau:

Nội dung

1930-1931

1936-1939

Kẻ thù

Đế quốc và phong kiến

Thực dân Pháp phản động và tay sai

Mục tiêu-nhiệm vụ

Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Lực lượng tham gia

Chủ yếu là công nhân và nông dân.

Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, chính trị.

Hình thức đấu tranh

Bạo lực cách mạng, vũ trang, bãi công, biểu tình…

Đấu tranh chính trị ,hòa bình, công khai, hợp pháp…

 

 

-Phong trào dân chủ 1936-1939 đã chuẩn bị …

+Đội quân chính trị của quần chúng được tập hợp, xây dựng, giáo dục.

+Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng, chủ nghĩa Mác-Lênin được tuyên truyền và phổ biến sâu rộng có tác dụng lớn trong việc động viên tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

+Bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo, rèn luyện trong đấu tranh và có nhiều kinh nghiệm.

 

Câu 4 (3,0 điểm)

 Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám năm 1945.

 *Học sinh phân tích những nội dung sau:

-Nguyên nhân…

+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn…

+ Sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng: xây dựng được khối liên minh công-nông vững chắc, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang …

+Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: Hồng quân Liên Xô và quân đội đồng minh đã đánh tan phát xít Đức-Nhật, sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới…

 

-Ý nghĩa lịch sử…

+Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng sích nô lệ Nhật-Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đưa nước ta trở thành một nước độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta – kỷ nguyên độc lập, tự do.

+Cổ vũ nhân dân thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn thế giới nói chung.

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HSG cấp huyện môn Lịch Sử 9 năm 2019-2020 Phòng GD&ĐT Lâm Hà. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?