TRƯỜNG THCS LÊ LỢI | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2020-2021 |
I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Câu 1: Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tầm quan trọng của nhà trường được thể hiện ở ý nào?
A. Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn dân.
B. Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy. Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.
C. Con đã làm quen với bạn bè, cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng chuẩn bị cho buổi lễ quan trọng này.
D. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng cả tới thế hệ mai sau, và sai lầm một tí có thể đưa cả thế hệ ấy đi chệch cả dặm sau này.
Câu 2: Qua văn bản “Mẹ tôi”, em cảm nhận được người mẹ là người như thế nào?
A. Rất vất vả vì con.
B. Rất trách nhiệm với con.
C. Dành hết tình thương cho con.
D. Dành hết tình thương cho con, quên mình vì con.
Câu 3: Thân cò tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội phong kiến?
A. Nhân dân lao động
B. Người phụ nữ nghèo khổ
C. Người nông dân
D. Những người nghèo khó
Câu 4: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ:
A. Thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
D. Song thất lục bát.
II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm): Bài thơ Bánh trôi nước có những lớp nghĩa nào? Trong đó lớp nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?
Câu 2: (3.0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.”
Từ nội dung của bài ca dao em rút ra bài học gì về cách ứng xử của bản thân.
Câu 3 (1.0 điểm): So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” và bài “Bạn đến chơi nhà”?
GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. D
2. D
3. B
4. C
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
- Bài thơ có hai lớp nghĩa:
+ Nghĩa tả thực: Miêu tả hình dáng, đặc điểm của chiếc bánh trôi nước.
+ Nghĩa ẩn dụ: Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì : thông qua hình tượng chiếc bánh trôi, nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ: hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thuỷ chung.
Câu 2:
- Trong bài sử dụng phép tu từ: so sánh.
- Phân tích tác dụng của biện pháp so sánh: Công cha được so sánh với núi ngất trời, nghĩa mẹ được so sánh với nước biển Đông. Những sự vật dùng để so sánh là những sự vật cao lớn, mênh mông đến vô tận trong thiên nhiên. Phép so sánh đã cho thấy công cha nghĩa mẹ rộng lớn đến vô cùng không thể tính hết được.
- Rút ra bài học về cách ứng xử của bản thân: Là con cái, yêu thương, kính trọng, vâng lời cha mẹ. Ghi nhớ công lao sinh thành của cha mẹ không làm cho cha mẹ phiền lòng.
Câu 3:
- So sánh: cụm từ “ ta với ta”:
+ Trong bài “Qua Đèo Ngang” cả hai từ "ta" đều chỉ tác giả -> sự cô đơn, nỗi niềm tâm sự không biết bày tỏ cung ai.
+ Bài “Bạn đến chơi nhà” chỉ chủ nhà và khách nhưng không phân biệt được từ nào chỉ chủ và từ nào chỉ khách -> sự thống nhất trọn vẹn giữa chủ và khách, gợi sự ấm cúng, niềm vui của nhà thơ khi có bạn đến thăm.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 Trường THCS Lê Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục: