SỞ GD&ĐT ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT | KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: HÓA HỌC - LỚP 10 (Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề) |
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p3, công thức hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất đều đúng ở cặp công thức nào sau đây?
A. RH2, RO B. RH5, R2O3 C. RH3, R2O5 D. RH4, RO2
Câu 2: Mệnh đề nào dưới đây không đúng? Trong một chu kỳ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì:
A. Hóa trị trong hợp chất khí với Hidro giảm dần, tính kim loại giảm.
B. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.
C. Hóa trị cao nhất với oxi tăng dần, độ âm điện tăng dần.
D. Tính baz của hidroxit tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 8,37gam hai kim loại X, Y ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IA trong nước (dư), thu được 3,024 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại X, Y là (cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133)
A. Li, Na. B. K, Rb. C. Rb, Cs. D. Na, K.
Câu 4: Chỉ ra mệnh đề sai: Tính phi kim của nguyên tố càng mạnh thì
A. Tính kim loại càng yếu. B. Khả năng thu electron càng lớn.
C. Bán kính nguyên tử càng lớn. D. Độ âm điện càng lớn.
Câu 5: Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp có tổng điện tích hạt nhân là 22. Vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn là: (Biết ZX < ZY)
A. X thuộc chu kỳ 3, nhóm IVA. Y thuộc chu kỳ 4, nhóm IVA
B. X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA. Y thuộc chu kỳ 4, nhóm VIA
C. X thuộc chu kỳ 2, nhóm IIIA. Y thuộc chu kỳ 3, nhóm IIIA
D. X thuộc chu kỳ 2, nhóm VA. Y thuộc chu kỳ 3, nhóm VA
Câu 6: Hiđroxit nào có tính baz yếu nhất: (Cho 13Al, 19K, 11Na, 12Mg)
A. Al(OH)3 B. KOH C. NaOH D. Mg(OH)2
Câu 7: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là:
A. Tính phi kim. B. Điện tích hạt nhân. C. Độ âm điện. D. Tính kim loại.
Câu 8: X, Y là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong 1 nhóm A và có tổng số điện tích hạt nhân là 32 (ZX < ZY). Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là:
A. 14; 18 B. 7; 15 C. 15; 17 D. 12; 20
Câu 9: Một nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân lớp ngoài cùng của X có 5 electron.
B. X có 2 lớp electron.
C. X là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất.
D. Công thức oxit cao nhất của X là X2O7.
Câu 10: Nguyên tố X thuộc nhóm VIA. Nguyên tử của nó có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s22s22p63s23p63d54s1 C. 1s22s22p4 D. 1s22s22p6
Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđrô, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là:
A. 27,27%. B. 40,0%. C. 60,0%. D. 50,0%.
Câu 12: Khi xếp các nguyên tố hoá học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Bán kính nguyên tử. B. Số khối.
C. Số electron ngoài cùng. D. Độ âm điện.
Câu 13: Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn có tổng số điện tích hạt nhân = 51. Biết X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm IIIA và (ZX < ZY). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên tử X có 25 proton B. Điện tích hạt nhân của X là 20.
C. Nguyên tử Y có 26 electron. D. X và Y đều là nguyên tố s.
Câu 14: Một nguyên tố hóa học X ở chu kì III, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s22s22p63s23p3. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p2.
Câu 15: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính tính phi kim từ trái sang phải là:
A. P, N, F, O B. P, N, O, F C. N, P, O, F D. N, P, F, O
Câu 16: Ion R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 4, nhóm IA B. Chu kì 4, nhóm IIA
C. Chu kì 3, nhóm VIIIA D. Chu kì 3, nhóm VIA
Câu 17: Trong một nhóm A(trừ nhóm VIIIA) theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì: (chọn mệnh đề đúng)
A. Độ âm điện giảm, tính phi kim tăng.
B. Tính kim loại tăng, bán kính nguyên tử giảm.
C. Tính phi kim giảm, bán kính nguyên tử tăng.
D. Tính kim loại tăng, độ âm điện tăng.
Câu 18: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là do sự biến đổi tuần hoàn của:
A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
B. Điện tích hạt nhân.
C. Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.
D. Số hiệu nguyên tử.
Câu 19: Dãy nguyên tố nào có các số hiệu nguyên tử sau đây chỉ gồm các nguyên tố p?
A. 7, 12, 15. B. 6, 13, 17. C. 16, 17, 19. D. 11, 14, 32.
Câu 20: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s và nguyên tố p B. Nguyên tố p
C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s
Câu 21: Một nguyên tố X thuôc chu kì 4, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Phát biểu đúng về X là:
A. X có 3 electron ở lớp ngoài cùng. B. X là một kim loại.
C. Nguyên tử của nguyên tố đó có 23 electron. D. X là phi kim
Câu 22: Nguyên tố X là phi kim có hoá trị cao nhất với oxi là x. Hoá trị trong hợp chất khí với hidro là y. Quan hệ giữa x và y là:
A. x ≤ y. B. x = y. C. x + y = 8. D. x - y = 8.
Câu 23: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Y là nguyên tố nhóm A, có tổng số electron thuộc các phân lớp s bằng 7. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Hai nguyên tố X, Y lần lượt là:
A. Phi kim và khí hiếm B. Khí hiếm và kim loại
C. Kim loại và kim loại D. Phi kim và kim loại
Câu 24: Hai nguyên tử X, Y có phân lớp electron ngoài cùng lần lượt là 2sx và 3py. Tổng số electron của hai phân lớp này là 7 và hiệu số electron của chúng là 3. Số điện tích hạt nhân của A, B lần lượt là:
A. 5 và 10 B. 4 và 17 C. 6 và 11 D. 17 và 4
Câu 25: Một nguyên tố X thuôc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Phát biểu sai về nguyên tố X là:
A. Nguyên tử X có 16 proton. B. X là nguyên tố phi kim.
C. X có 4 electron ở lớp ngoài cùng. D. X là nguyên tố p.
Câu 26: Cho 27,4 gam kim loại R hóa trị 2 tác dụng hết với nước thu được 200 gam dung dịch X có nồng độ 17,1% và khí H2 bay ra. Kim loại R là: (cho Mg = 24, Ca = 40, Na = 23, Ba = 137)
A. Na. B. Mg. C. Ca D. Ba
Câu 27: Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kỳ 4, nhóm IIIA B. Chu kỳ 3, nhóm VIA
C. Chu kỳ 3, nhóm IVA D. Chu kỳ 3, nhóm VIB
Câu 28: Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức XO2. Hợp chất khí của X với hiđro có chứa 75% X về khối lượng. Tên của X là (cho C = 12, N = 14, Si = 28, P = 31)
A. Photpho. B. Nitơ. C. Cacbon. D. Silic.
Câu 29: Cho các nguyên tố: Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự nào sau:
A. T < Y < R < X B. R < X < Y < T C. X < R < T < Y D. X < T < Y < R
Câu 30: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt là 6, 7, 21, 20. Nhận xét nào sau đây sai?
A. Z và T thuộc nhóm IIA B. X thuộc nhóm IVA.
C. Y thuộc nhóm VA. D. Z, T thuộc chu kỳ 4.
Câu 31: Xét vị trí tương đối trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố X, Y, Z, T.
Tính phi kim tăng theo thứ tự nào sau đây?
A. X < Z < Y < T. B. Y < Z < X < T. C. Z < X < Y < T. D. T < Y < Z < X.
Câu 32: Bán kính nguyên tử các nguyên tố 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là:
A. Li, Na, O, F B. F, O, Li. Na C. F, Li, O, Na D. F, Na, O, Li
Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Đề thi Học kì 1 Hóa 10 THPT Buôn Ma Thuột có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải về máy tính. Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập hiệu quả và đạt được những kết quả tốt đẹp đầu tiên của năm học mới. Chúc các em học thật tốt!
-- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp)--