Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018, Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên

     PHÒNG GD&ĐT VĨNH YÊN                               ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018

                                                                                           Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 6

                                                                                                

I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)

Ghi vào bài làm chỉ một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng.

Câu 1: Tác giả bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là ai?

A. Tố Hữu                              C. Trần Đăng Khoa

B. Minh Huệ                           D. Hồ Chí Minh

Câu 2: Văn bản nào nêu lên ý nghĩa: “Phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương tiện quan trọng để giữ gìn nên độc lập”?

A. Lao xao                  C. Buổi học cuối cùng

B.   Lòng yêu nước     D. Cây tre Việt Nam

Câu 3: Thông điệp mà thủ lĩnh Xi-át-tơn gửi gắm qua văn bản: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ là:

A. Phải giữ gìn đất đai.                                    

B. Phải bảo vệ động vật hoang dã.   

C. Phải giữ gìn màu xanh cho trái đất.

D. Phải yêu thươn, trân trọng, hòa hợp, chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

Câu 4: Nếu viết: “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết” thì câu văn mắc phải lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ.                C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

B. Thiếu vị ngữ.                    D. Không mắc lỗi.

Câu 5. Câu: “Cây hoa lan nở trắng xóa.” là câu trần thuật đơn được dùng để làm gì?

A. Định nghĩa                        C. Đánh giá

B. Giới thiệu                          D. Miêu tả

Câu 6. Mục đích của văn bản miêu tả là gì?

A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc                      C. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người

B. Trình bày diễn biến sự việc                  D. Nêu nhận xét, đánh giá

B. Tự luận (7.0 điểm)

Câu 7: (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghê nghênh

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…”

a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

b) Tìm các từ láy và biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai khổ thơ trên. Việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ so sánh ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ?

Câu 8: (5.0 điểm) Hãy tả cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời.

------------------------HẾT-----------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

A.  Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B C D A D C

 

B. Phần tự luận: (7.0 điểm)

Câu 7: (2.0 điểm)

a.

  • Đoạn thơ trích trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu.
  • Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ Lượm được nhà thơ Tố Hữu sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

b.

  • Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
  • Biện pháp tư từ: so sánh “Như con chim chích”.
  • Tác dụng của việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ so sánh trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ: Nhờ thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, lạc quan, vui tươi, yêu đời một cách chân thực, sống động.

Câu 8 (5.0 điểm).

1. Yêu cầu về kĩ năng

  • Học sinh biết cách làm bài văn miêu tả cảnh.
  • Bố cục ba phần rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lý; văn viết trôi chảy, giàu hình ảnh, cảm xúc; biết vận dụng tốt các thao tác quan sát, liên tưởng, so sánh, biểu cảm… trong quá trình miêu tả.
  • Trình bày sạch, đẹp; diễn đạt trong sáng, không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể nhiều cách viết khác nhau, cơ bản phải đạt được các ý sau:

  • Mở bài:
    • Dẫn dắt, giới thiệu về một buổi sáng đẹp trời trên quê hương em.
  • Thân bài: Kết hợp tả theo trình tự thời gian và không gian.
    • Cảnh quê hương lúc trời vừa hửng sáng:
      • Cảnh bao quát: Trời chưa sáng hẳn, không gian còn khoác trên mình màn sương mỏng,…
      • Cảnh chi tiết:
        • Bầu trời: Cao và thoáng đãng, phía chân trời, mây, gió,…
        • Làng xóm, quê hương: Từ trên cao trông những ngôi nhà mọc san sát như những cây nấm đủ sắc màu…
        • Vài tiếng gà gáy sáng báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
        • Cảnh đẹp, thơ mộng, yên bình.
    • Cảnh quê hương khi ông mặt trời bắt đầu lên:
      • Cảnh bao quát: Quê hương như bừng tỉnh sau một giấc bgur say, nắng vàng trải lên khắp mọi nơi…
      • Cảnh chi tiết:
        • Trên các ngả đường: Dòng người, xe cộ đi lại nườm nượp, tiếng người, tiếng xe cộ…
        • Những hàng cây bên đường, vài chú chim hót líu lo vang trời.
        • Cảnh đẹp với không khí sôi động, náo nhiệt.
    • Cảnh quê hương khi nắng đã lên cao:
      • Cảnh bao quát: Nắng lấp lánh những ánh bạc phủ lên vạn vật…
      • Cảnh chi tiết, tiêu biểu:
        • Cánh đồng lúa, dòng sông…
        • Khu chợ: Ồn ào, tấp nập…
        • Cảnh đẹp trù phú, đầm ấm, yên vui.
  • Kết bài: Khái quát suy nghĩ, tình cảm của em khi được ngắm quê hương vào buổi sáng đẹp trời.

3. Cách cho điểm:

  • Mức tối đa: Học sinh thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên. (5đ)
  • Mức chưa tối đa: Học sinh cơ bản đạt được các yêu cầu trên, có thể mắc một vài sai sót nhỏ. (4đ)
  • Mức chưa tối đa: Học sinh đạt được tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục bài viết rõ ràng. Còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, diễn đạt. (3đ)
  • Mức chưa tối đa: Học sinh chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, bố cục chưa rõ ràng, nội dung sơ sài, còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày chưa cẩn thận.
  • Mức không đạt: Không làm bài hoặc sai lạc cả về nội dung và phương pháp.

* Lưu ý: Trên đây là gợi ý về cách cho điểm. Khi chấm giám khảo cần cân nhắc kĩ từng trường hợp cụ thể để cho điểm phù hợp. Các phần chỉ cho điểm tối đa khi học sinh diễn đạt tốt và có sự sáng tạo. Không đếm ý cho điểm.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?