PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1 MÔN: TOÁN 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
Họ và tên thí sinh:.....................................................SBD:......................
| |
Giám thị số 1: ................................. | Giám thị số 2:.................................
|
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào tờ giấy thi.
Câu 1.Điều kiện xác định của biểu thức \(\sqrt{x-2020}\) là
A. \(x\ge 2020\). B. x=2020. C. x>2020. D. x<2020
Câu 2.Rút gọn biểu thức \(\sqrt{7-4\sqrt{3}}+\sqrt{3}\) ta được kết quả là
A. \(2-\sqrt{3}\). B. \(2\sqrt{3}-2\). C. \(2\sqrt{3}+2\). D. 2
Câu 3.Hàm số \(y=\left( m-2017 \right)x+2018\) đồng biến khi
A. m=2017 B. \(m\ge 2017\). C. m>2017. D. m<2017.
Câu 4: Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
2x - y = 5\\
x + y = 4
\end{array} \right.\) có nghiệm là:
A. (3;-1) B. (1;3); C(2;2) D(3;1)
Câu 5.Tìm giá trị của m để đồ thị của hàm số \(y=\left( m-2017 \right)x+2018\) đi qua điểm \(\left( 1;1 \right)\) ta được
A. m=2017. B. m=0. C. m>2017. D. m<2017.
Câu 6. Đồ thị hàm số y = (2m – 1) x+3 và y = -3x + n là hai đường thẳng song song khi:
A. m=-2 B. m=-1 C. m=-1 và \(n\ne 3\) D. \(m=\frac{1}{2}\) và \(n\ne 3\)
Câu 7. Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao\(AH\). Biết \(AB=9\,\text{cm}\), \(BC=15\,\text{cm}\). Khi đó độ dài \(AH\) bằng
A. \(6,5\,\text{cm}\). B. \(7,2\,\text{cm}\).
C. \(7,5\,\text{cm}\). D. \(7,7\,\text{cm}\).
Câu 8. Giá trị của biểu thức \(P={{\cos }^{2}}20{}^\circ +{{\cos }^{2}}40{}^\circ +{{\cos }^{2}}50{}^\circ +{{\cos }^{2}}70{}^\circ \) bằng
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
Cho biểu thức \(\mathrm{A}\,=\,\left( \frac{x+2\sqrt{x}}{x-2\sqrt{x}}+\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-2} \right).\frac{1}{\sqrt{x}+1}\) (với \(x>0;\,\,x\ne 4\))
a) Rút gọn biểu thức A.
b) Tìm x để \(\mathrm{A}\,<0.\)
Câu 2 (1,5 điểm) Cho hàm số bậc nhất y = (2m - 4)x + 2
a) Xác định m để đồ thị của hàm số đi qua điểm A(-2; 6)
b) Vẽ đồ thị hàm số với m tìm được ở câu a
Câu 3 (2,0 điểm)
Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB = 2R. Kẻ hai tiếp tuyến \(\mathrm{A}x\), \(\mathrm{B}y\) của nửa đường tròn (O) tại A và B (\(\mathrm{A}x\), \(\mathrm{B}y\) và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AB). Qua điểm M thuộc nửa đường tròn (M khác A và B), kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn, cắt tia\(\mathrm{A}x\) và \(\mathrm{B}y\) theo thứ tự tại C và D.
a) Chứng minh 4 điểm B, D, M,O cùng thuộc đường tròn.
b) Chứng minh: \(\widehat{\mathrm{COD}}={{90}^{0}}\)
c) Kẻ \(\mathrm{MH}\bot \mathrm{AB}\) \(\mathrm{(H}\in \mathrm{AB)}\mathrm{.}\) Chứng minh rằng BC đi qua trung điểm của đoạn MH.
Câu 4 (1,0 điểm) Cho ba số dương x,y,z thỏa mãn x.y.z=1.
Chứng minh rằng: \(\frac{1}{{{x}^{3}}+{{y}^{3}}+1}+\frac{1}{{{y}^{3}}+{{z}^{3}}+1}+\frac{1}{{{z}^{3}}+{{x}^{3}}+1}\le 1\)
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | D | C | D | B | C | B | C |