TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH | ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York ở Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.
Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hoà, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại. Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.
(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn? theo http://mvw. dantri.com.vn, ngày 12 /08 /2015)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 2: Theo kết quả nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học York ở Toronto (Canada), người lớn thường xuyên đọc sách văn học sẽ có những khả năng gì?(0.5 điểm)
Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả bài viết: "Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng"? (1.0 điểm)
Câu 4: Từ đoạn trích, anh/ chị hãy rút ra 02 bài học cho bản thân. (1.0 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (2 điểm)
Anh/ chị có đồng ý với ý kiến được nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.” không? Tại sao? ((trả lời trong một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ)
Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)
Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè.
GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản: Nghị luận (0.5 điểm)
Câu 2: Theo kết quả nghiên cứu của các giáo sư của trường Đại học York ở Toronto (Canada), người lớn thường xuyên đọc sách văn học sẽ có những khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ.
Trả lời đầy đủ các ý trên hoặc hai ý: 0.5 điểm; trả lời được một ý: 0,25 điểm
Câu 3: "Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng" có thể hiểu là:
- Cách đọc một "nội dung sâu sắc": Thái độ đọc nghiêm túc, thật sự chìm lắng vào thế giới văn học, chú ý nhập tâm để thấu cảm và rút ra bài học sâu sắc cho bản thân. (0.25 điểm)
- Cách đọc "mì ăn liền": Thái độ đọc lướt nhanh, sơ sài, qua loa, không hiểu đúng và sâu sắc giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, không thấy được ý nghĩa nhân văn tác phẩm đó đem lại. (0.25 điểm)
→ Câu nói mang tính định hướng về một cách đọc sách văn học đúng đắn, tích cực.(0.5 điểm)
HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau
Câu 4: Các bài học rút ra từ văn bản:
- Tầm quan trọng của việc đọc sách văn học trong việc bồi dưỡng tri thức và tâm hồn vì vậy cần dành nhiều thời gian để đọc sách
- Đọc sách cần có phương pháp, biết chọn lọc sách phù hợp và thực sự chú tâm mới đạt được hiệu quả.
Trả lời mỗi ý được 0.5 điểm
Học sinh có thể rút ra các bài học khác nhau nhưng phải gắn với thông điệp của văn bản.
PHẦN II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1. Nghị luận xã hội: (2 điểm)
a/ Yêu cầu về kỹ năng:
HS biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, trình bày bài viết rõ ràng, tôn trọng người đọc
b/ Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu lên được quan điểm của bản thân (có thể là đồng ý, có thể là không đồng ý hoặc ý kiến khác…) và lý giải được vì sao lại có quan điểm như vậy:
1/ Đưa ra quan điểm của bản thân:
- Đồng ý vì trong cuộc sống hiện nay, khi các thiết bị điện tử xuất hiện ngày càng nhiều thì việc đọc sách, do cuộc sống bận rộn, áp lực học tập thi cử nặng nề nên không còn thời gian đọc sách; v.v…
- Không đồng ý vì vẫn còn nhiều người đam mê với sách..
2/ Đưa ra các giải pháp, bài học theo quan điểm lựa chọn
Câu 2: Nghị luận văn học (5 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm một bài NLVH phân tích đoạn thơ. Văn viết có cảm xúc, ít nhiều thể hiện khả năng cảm thụ văn học, hiểu biết cuộc sống; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; bố cục rõ ràng, lập luận tốt.
- Yêu cầu về kiến thức:
- Luận điểm 1: Tình yêu thiên nhiên (4 câu đầu) (2.5 điểm)
+ Tâm thế thảnh thơi, thư thái trước thiên nhiên (câu 1).
+ Cảm nhận thiên nhiên hết sức tinh tế (câu 2,3,4).
- Luận điểm 2: Tấm lòng yêu cuộc sống (câu 5+6) (1.5 điểm)
+ Cuộc sống sinh hoạt của người dân được nhà thơ cảm nhận thông qua hình ảnh quen thuộc.
+ Không khí quạnh hiu, cô tịch của lầu tịch dương bị xua tan bởi tiếng nhạc ve.
Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Tất Thành. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !