Đề thi HK1 môn GDCD lớp 10 Trường THPT Nguyễn Trãi năm 2018 - 2019

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - BA ĐÌNH

(Đề thi có 3 trang)

 

ĐỀ THI HỌC KỲ I KHỐI 10

Năm học 2018 - 2019

Môn: Giáo dục công dân

Thời gian làm bài: 45 phút

 

 

Họ và tên: ................................................................ Lớp: ....................... Mã đề thi: 01

 

Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Khẳng định nào sau đây SAI ?

A. Dòng sông đang vận động

B. Trái đất không đứng im

C. Xã hội không ngừng vận động.

D. Cây cầu không vận động

Câu 2: Thế giới quan là:

A. Quan điểm, cách nhìn nhận về giới tự nhiên.

B. Quan điểm, cách nhìn về xã hội.

C. Quan điểm, cách nhìn về các sự vật, hiện tượng cu ̣thể

D. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống

Câu 3: Măṭ thứ nhất của vấn đềcơ bản của Triết hoc̣ là gì?

A. Con người có khả năng nhâṇ thức thế giới hay không ?

B. Vấn đề vềmối quan hê ̣giữa vâṭ chất và ý thức.

C. Giữa vâṭ chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào

D. Vấn đề vềmối quan hê ̣giữa tư duy và tồn taị.

Câu 4: Phương pháp siêu hiǹ h xem xét các sựvâṭ, hiêṇ tươṇ g như thế nào ?

A. trong traṇ g thái vâṇ đôṇ g, phát triển.

B. trong sựràng buôc̣ lâñ nhau giữa chúng.

C. trong sựphát triển biện chứng.

D. trong traṇg thái tĩnh tại, không vận động, phát triển.

Câu 5: Thế giới quan duy tâm quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

A. Vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất quyết định ý thức.

B. Ý thức có trước, vật chất có sau; ý thức quyết định vật chất.

C. Ý thức và vật chất cùng xuất hiện và có mối quan hệ với nhau.

D. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện và không có mối quan hệ gì với nhau.

Câu 6: Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào vấn đề gì?

A. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào

B. Vấn đề coi trọng yếu tố vật chất hay yếu tố tinh thần

C. Việc con người nhận thức thế giới bằng cách nào

D. Vấn đề coi trọng yếu tố tư duy hay yếu tố tồn tại

Câu 7: Trong các câu sau, câu nào thể hiện yếu tố siêu hình?

A. Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông

B. Rút dây động rừng

C. Nước chảy đá mòn

D. Cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy

Câu 8: Thế giới quan thần thoại diễn tả thế giới bằng nội dung gì?

A. Truyện cổ tích.

B. Ca dao, tục ngữ.

C. Thần thoại, huyền thoại

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 9: Sự phát triển biểu hiện ra như thế nào trong xã hội?

A. Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất trong điều kiện nhất định làm nảy sinh các hợp chất mới

B. Sự xuất hiện các phân tử và nguyên tử mới

C. Sự xuất hiện các giống loài động vật, thực vật mới thích ứng tốt hơn với môi trường

D. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác dân chủ, văn minh hơn

Câu 10: Hãy cho biết trong đoạn thơ dưới đây, thế giới quan của Nguyễn Du là thế giới quan nào?

“Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có nhân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

A. Thế giới quan tôn giáo

B. Thế giới quan duy tâm

C. Thế giới quan duy vật

D. Thế giới quan thần thoại

Câu 11: Câu tuc̣ ngữnào sau đây KHÔNG nói về mối quan hệ giữa chất và lượng?

A. Sông có khúc, người có lúc.

B. Dốt đến đâu hoc̣ lâu cũng biết.

C. Chín quá hoá nẫu.

D. Miệng ăn núi lở

Câu 12: Dân gian có câu “Giọt nước làm tràn li”. Câu nói đó thể hiện quan niệm gì?

A. Chất của sự vật thay đổi.

B. Lươṇ g của sự vật thay đổi.

C. Tích lũy về lượng để thay đổi về chất.

D. Giới hạn tồn tại của sự vật

Câu 13: Trong những câu sau, câu nào KHÔNG thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?

A. Chín quá hóa nẫu

B. Có công mài sắt có ngày nên kim

C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

D. Đánh bùn sang ao

Câu 14: Khẳng điṇh nào sau đây làđúng ?

A. Phủ định của phủ định có tính khách quan và kế thừa.

B. Phủ định của phủ định hoàn toàn lặp lại cái ban đầu.

C. Phủ định biện chứng xoá bỏ hoàn toàn cái cũ.

D. Phủ định của phủ định không có tính kế thừa.

Câu 15: Trong những ví dụ sau, ví dụ nào là phủ định biện chứng?

A. Tôi nói “ Bông hoa này đẹp”, rồi tôi lại nói “ Bông hoa này không đẹp” để phủ định lại câu nói trước của tôi.

B. Cái áo dài tay xấu, tôi sửa thành áo cộc tay cho đẹp hơn.

C. Gieo hạt thóc xuống đất, hạt thóc sẽ nảy mầm, mọc thành cây lúa và trổ bông ra hàng trăm hạt

thóc khác...

D. Công ty Vêđan xả nước thải làm chết hết cá và các loài sinh vật trên sông Thị Vải.

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn GDCD lớp 10 Trường THPT Nguyễn Trãi năm 2018 - 2019 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?