SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH THUẬN ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 1 trang) | KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM HỌC 2019 – 2020 Khóa ngày: 01/06/2019. Môn thi chuyên: HÓA HỌC. Thời gian làm bài: 90 phút |
Bài 1:
1, Cho các nguyên tố Na, Al, O, S. Viết công thức của tất cả các hợp chất chứa 2 hoặc 3 trong số 4 nguyên tố trên.
2, Nung nóng bột đồng ngoài không khí được chất rắn A. Hòa tan A vào một lượng dư HCl thì A không tan hết; còn khi hòa tan A trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì A tan hết. Giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra.
Bài 2:
1, Hoàn thành sơ đồ biểu diễn dãy biến hóa (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
C6H12O7 ← C6H12O6 → C2H5OH → C2H4 → CO2
2, Khi thổi mạnh luồng không khí vào bếp củi đang cháy, có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:
- Lửa bị tắt.
- Lửa bùng cháy mạnh hơn
Bài 3:
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg, Zn; Y là dung dịch H2SO4 có nồng độ a mol/l.
- Trường hợp 1: Cho 24,3 gam X vào 2 lít Y sinh ra 8,96 lít H2 (đktc).
- Trường hợp 2: Cho 24,3 gam X vào 3 lít Y sinh ra 11,2 lít H2 (đktc).
a. Hãy chứng minh trường hợp 1 thì X chưa tan hết, trong trường hợp 2 thì axit còn dư.
b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch Y và khối lượng mỗi kim loại trong X.
Bài 4:
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp khí X gồm 0,1 hidrocacbon A và 0,05 hidrocacbon B rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 9 gam, ở bình 2 xuất hiện 108,38 gam kết tủa.
a. Tìm giá trị của a.
b. Tìm công thức phân tử của A và B. Biết A, B là ankan, anken, ankin.
HƯỚNG DẪN GIẢI:
Bài 1:
1, Vì có nhiều hợp chất để thỏa mãn yêu cầu đề bài, nên ta liệt kê 1 vài hợp chất mà ta biết (ít nhất là nêu 10 hợp chất): Na2O, Na2O2, Al2O3, SO, SO2, SO3, NaAlO2, Al2S3, Na2S, Na2S3, Na2SO3, Na2SO4, Al2(SO3)3, Al2(SO4)3, Na2S2O3, Na2S2O6, Na2S2O7, Na2S3O3,...
2, Khi nung nóng bột đồng trong không khí, phản ứng xảy ra là: 2Cu + O2 → 2CuO
Vì khi hòa tan A vào một lượng dư HCl thì A không tan hết (ta suy luận là CuO sẽ tan hết, 1 phần không tan chính là Cu dư sinh ta khi ta nung nóng không hoàn toàn); còn khi hòa tan A trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì A tan hết (rõ ràng cả Cu và CuO đều tan trong H2SO4 đặc, nóng). Chứng tỏ khi nung nóng bột đồng chất rắn A sẽ có CuO và Cu dư.
Cu (dư) + HCl → Không xảy ra
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CuO + H2SO4 (đặc) → CuSO4 + H2O
Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Bài 2:
1,
(1): C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2 Ag ↓ (đk: NH3 ,to)
(2): C6H12O6 lên men → 2C2H5OH + 2CO2 ↑
(3) C2H5OH → C2H4 + H2O (xt: H2SO4 đặc,170℃)
(4) C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
2, Khi ta thổi mạnh một luồng không khí vào bếp củi đang cháy, luồng không khí lạnh đột ngột đi vào có thể làm cho nhiệt độ trong bếp hạ xuống thấp hơn nhiệt độ cháy vì vậy ngọn lửa trong bếp có thể bị tắt. Khi ta thổi mạnh một luồng không khí vào bếp củi đang cháy, nếu nhiệt độ trong bếp không hạ thấp hơn nhiệt độ cháy thì ngọn lửa có thể bùng cháy mạnh hơn vì khi đó đã cung cấp thêm oxi cho quá trình cháy.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi vào lớp 10 môn Hóa học khối THPT Chuyên Tỉnh Ninh Thuận, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy. Chúc các em học tốt!