Đề thi HK1 môn GDCD 10 trường THPT An Phước năm học 2016-2017

SỞ GD& ĐT NINH THUẬN                                ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017

TRƯỜNG THPT AN PHƯỚC                                                MÔN:GDCD. LỚP 10

TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD                                         Thời gian 45 phút(không kể thời gian phát đề)          Đề chính thức

 

Câu 1: Trình bày các đặc điểm của phủ định biện chứng? (2đ)

Câu 2:Em hãy phân tích quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? Qua đó em rút ra được bài học gì trong học tập và rèn luyện của bản thân?(4đ)

Câu 3:Trình bày những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?Cho ví dụ?(4đ)

.......................................................Hết...........................................................                                                

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HKI MÔN GDCD KHỐI 10

NĂM HỌC 2016- 2017

 

Câu 1: (2đ) 

  • Đặc điểm của phủ định biện chứng:
  • Tính khách quan:(0,75)
    •  Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng.(0,25)
    • Đó là quá trình giải quyết mâu thuấn,lượng đổi dẫn đến chất đối,cái mối ra đồi thay thế cái cũ. (0,25)
    • Vì vậy phủ định biện chứng mang tính khách quan và làm tiền đề cho sự phát triển.(0,25)
  • Tính kế thừa:(1,25)
    • Trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng,cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong long cái cũ,cái trước đó.(0,5)
    • Bới vậy nó không phủ định sạch trơn cái cũ mà chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêc cực,lỗi thời,đồng thời giũ lại những yếu tố tích cực để phát triển cái mới.(0,5)
    • Tính kế thừa cũng là tất yếu khách quan,đảm bảo cho sự vật phát triến liên tục.(0,25)

Câu 2: (4đ)

  • Mối quan hệ biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất:
  • Sự biến đổi về chất của sự vật ,hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng (0,5)
  • Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần (0,5)
  • Quá trình biến đổi đó đều ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng,nhưng chất của sự vật, hiện tượng chưa biến đổi ngay (0,5)
  • Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất được gọi là độ (0,5)
  • Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất điịnh, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ. (0,5)
  • Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi chất của sự vật được gọi là điểm nút (0,5)
  • Bài học:
    • Trong học tập và rèn luyện ,chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại,không coi thường việc nhỏ.(0,5)
    • Mọi hành động nôn nóng,nữa vời đều không đem lại kết quả như mong muốn.(0,5)

Câu 3: (4đ)

  1. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích,mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.(0,25)
  2. Vai trò:
  3. hực tiền là cơ sỡ của nhận thức: Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp náy sinh từ thực tiễn.Nhờ có sự tiếp xúc,tác động vào sự vật ,hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính,hiểu được bản chất,quy luật của chúng.(0,5)
  • Ví dụ: (0,5)

                   Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

                 Bay cao thì nắng bay vừa thì dâm

  • Thực tiễn là động lực của nhận thức.Thực tiễn luôn vận động,luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhạn thức,thức đẩy nhận thức phát triển.(0,25)
  • Ví dụ: (0,5)
  • Sâu bệnh hại lúa,nghiên cứu ra thuốc trừ sâu.
  • Ngày xưa may bằng kim,bây giờ may bằng máy.
  • Thực tiễn là mục đích của nhận thức.Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn.Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan,đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của xã hội.(0,5)
  • Ví dụ: (0,5)
  • Nghiên cứu mô hình trồng rau sạch rồi phổ biến trồng rộng dãi trong nhân dân
  • Nghiên cứu ra các loại giống lúa mới
  • Thực tiễn là tiêu chuẫn của chân lí.Các tri thức của con người về sự vật, hiện tượng có thể đúng đắn hoặc sai lầm.Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh gía được tính đúng đắn hoặc sai lầm của chúng. (0,5)
  • Ví dụ: (0,5)

Bác Hồ đã từng nói một chân lí đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn:”Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

…………………………………………..Hết…………………………………

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là nội dung Đề thi HK1 môn GDCD 10 trường THPT An Phước năm học 2016-2017. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?