TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN | KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 10 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1. Phương pháp kí hiệu không thể hiện được đặc tính nào sau đây của đối tượng địa lí trên bản đồ?
A. Quy mô. B. Vị trí. C. Chất lượng. D. Hướng di chuyển.
Câu 2. Phương pháp nào được dùng để thể hiện hướng di chuyển của bão trên biển Đông vào nước ta?
A. Bản đồ - biểu đồ. B. Kí hiệu đường chuyển động.
C. Kí hiệu. D. Chấm điểm.
Câu 3. Bản đồ tỉ lệ 1:5.000.000 nghĩa là 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
A. 50 km. B. 500 km. C. 5000 km. D. 5 km
Câu 4. Theo quy ước bản đồ thì
A. đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Nam. B. đầu dưới của kinh tuyến chỉ hướng Tây.
C. đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông. D. đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng Bắc.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Mặt Trời nằm ở trung tâm của Hệ Mặt Trời.
B. Thời gian Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời một vòng là 1 năm.
C. Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục một vòng là một tháng.
D. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km.
Câu 6. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời gây ra hệ quả địa lí nào sau đây?
A. Sự luân phiên ngày, đêm. B. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
C. Các mùa trong năm. D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Câu 7. Ở nước ta, trong một năm có mấy lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. Không có lần nào.
Câu 8. Khi ở Việt Nam là 1 giờ sáng ngày 28/2/2018 thì ở Luân Đôn (giờ ở múi số 0) là
A. 9 giờ ngày 1/3/2018. B. 18 giờ ngày 27/2/2018.
C. 18 giờ ngày 29/2/2018. D. 9 giờ ngày 28/2/2018.
Câu 9. Theo thứ tự từ ngoài vào trong, cấu trúc của Trái Đất gồm
A. lớp Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất. B. vỏ Trái Đất, nhân Trái Đất, lớp Manti.
C. vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất. D. lớp Manti, vỏ Trái Đất, nhân Trái Đất.
Câu 10. Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực không phải là năng lượng của
A. sự phân hủy các chất phóng xạ. B. sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực.
C. năng lượng của các phản ứng hóa học. D. bức xạ từ Mặt Trời tới Trái Đất.
Câu 11: Ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh chủ yếu do:
A. Mưa ít hoặc không có mưa. B. Khí hậu khô hạn, không có sinh vật sinh sống.
C. Có nhiều cát, gió mạnh. D. Chênh lệch nhiệt độ ngày, đêm lớn.
Câu 12. Frông ôn đới (FP) là frông hình thành do sự tiếp xúc của khối khí
A. ôn đới và nhiệt đới. B. cực và nhiệt đới.
C. ôn đới và xích đạo. D. cực và ôn đới.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Nêu vai trò của sinh vật đối với sự hình thành đất.
Câu 2 (2,0 điểm)
Lập bảng so sánh quy luật đai cao và quy luật địa ô về khái niệm, nguyên nhân.
Câu 3 (3,0 điểm) Cho bảng số liệu
SỐ DÂN THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC GIAI ĐOẠN 1950 – 2010
(Đơn vị: tỉ người)
Năm | 1950 | 1970 | 1990 | 2000 | 2010 |
Thế giới | 3,52 | 3,70 | 5,32 | 6,24 | 7,29 |
Các nước đang phát triển | 2,69 | 2,65 | 4,09 | 4,98 | 5,98 |
Các nước phát triển | 0,83 | 1,05 | 1,23 | 1,26 | 1,31 |
(Nguồn: Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4 – năm 2013, NXB Đại học Sư phạm)
a) Để thể hiện số dân thế giới phân theo các nhóm nước trong các năm trên thì dạng biểu đồ nào là thích hợp nhất?
- Nhận xét về số dân thế giới và các nhóm nước giai đoạn 1950 – 2010.
----------- HẾT ----------
{-- Xem đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK1 môn Địa năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!