Đề thi HK1 môn Địa lí 7 năm 2020 - Trường THCS Trường Chinh có đáp án

TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH

ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 7

NĂM HỌC 2020- 2021

THỜI GIAN: 45 PHÚT

I- Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1. Nhân tố tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất là:

A. tài nguyên thiên nhiên.

B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.

C. sự gia tăng dân số.

D. chính sách phân bố dân cư.

Câu 2. Quần cư thành thị không có đặc điểm:

A. Phố biến lối sống thành thị.

B. Hoạt động kinh tế công nghiệp, dịch vụ.

C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

Câu 3. Ở các vùng cửa sông, ven biển thường có loại rừng:

A. Rừng ngập mặn                           B. Rừng rậm xanh quanh năm

C. Rưng thưa và xa van                     D. Rừng rậm nhiệt đới

Câu 4. Thiên nhiên môi trường nhiệt đới chủ yếu thay đổi theo:

A. vĩ độ và độ cao địa hình.                    B. vĩ độ và theo mùa.

C. bắc – nam và đông – tây.                     D. đông – tây và theo mùa.

Câu 5. Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực:

A. Nam Á, Đông Nam Á                     B. Nam Á, Đông Á

C. Tây Nam Á, Nam Á.                     D. Bắc Á, Tây Phi.

Câu 6. Hạn chế của khí hậu nóng ẩm đối với sản xuất nông nghiệp là:

A. động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra.

B. sương muối, giá rét, nhiều nơi có tuyến rơi.

C. hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

D. sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng.

Câu 7. Nguyên nhân nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển là do:

A. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

B. trình độ lao động còn thấp.

C. nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm.

D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Câu 8. Các nước phát triển ở ôn đới nền nông nghiệp không có đặc điểm:

A. Sản xuất chuyên môn hóa với qui mô lớn.

B. Xây dựng các trang trại và hợp tác xã hiện đại.

C. Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.

D. Tổ chức chặt chẽ theo kiểu công nghiệp.

Câu 9. Trong các hoang mạc thường:

A. Lượng mưa rất lớn nhưng phân bố không đều.

B. Lượng bốc hơi rất thấp do nhiệt độ rất cao.

C. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.

D. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất nhỏ.

Câu 10. Biến đổi khí hậu toàn cầu gây hậu quả lớn nhất ở vùng đới lạnh là:

A. băng tan ở hai cực.

B. mưa axit.

C. bão tuyết.

D. khí hậu khắc nghiệt.

II- Phần tự luận

Câu 1 (2 điểm). Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn?

Câu 2 (3 điểm).

a) Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa?

b) Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm – mỗi câu tương ứng với 0,5 điểm)

Câu 1. Chính những tiến bộ khoa học, kĩ thuật đã mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất. Ví dụ, trước kia ở các hoang mạc, bán hoang mạc không hoặc rất ít người sinh sống nhưng nhờ có hệ thống máy khoan sâu được nguồn nước nên đã có người dân sinh sống và làm nông nghiệp ở đó.

Chọn: B.

Câu 2. Quần cư thành thị có dân cư tập trung đông đúc với mật độ cao, nhà cửa san sát, phổ biến lối sống thành thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

Chọn: C.

Câu 3. Rừng ngập mặn phân bố ở khu vực vùng cửa sông, ven biển. Ở Việt Nam có nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn: A.

Câu 4. Thiên nhiên môi trường nhiệt đới thay đổi theo vĩ độ và theo mùa.

Chọn: B.

Câu 5. Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.

Chọn: A.

Câu 6. Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

Chọn: D.

Câu 7. Phần lớn các nước thuộc đới nóng bị thực dân xâm chiếm và đô hộ hàng trăm năm, điều này là nguyên nhân chính khiến nền kinh tế các nước này chậm phát triển.

Chọn: C.

Câu 8. Các nước phát triển kinh tế ở ôn đới có nền nông nghiệp sản xuất chuyên môn hóa với qui mô lớn, tổ chức chặt chẽ theo kiểu công nghiệp và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.

Chọn: B.

Câu 9. Trong các hoang mạc lượng mưa rất ít, lượng bốc hơi cao, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.

Chọn: C.

Câu 10. Trái Đất đang nóng lên làm băng ở hai cực tan và chảy về phía xích đạo sẽ làm tăng thể tích của nước biển ở các đại dương trên gây ra hậu quả rất lớn về đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội các khu vực này.

Chọn: A.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Khác nhau về mật độ dân cư: Ở nông thôn mật độ dân số thấp; ở thành thị mật độ dân số cao.  (0,5 điểm)

- Khác nhau về hình thức tổ chức sinh sống: Ở nông thôn sống thành làng mạc; ở đô thị sống thành phố xá.  (0,75 điểm)

- Khác nhau về hoạt động kinh tế chủ yếu: Ở nông thôn sống dựa vào nông nghiệp; ở đô thị dựa vào công nghiệp và dịch vụ.  (0,75 điểm)

Câu 2.

a)

- Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: Lượng mưa rất ít, biên độ nhiệt năm rất lớn.   (0,5 điểm)

- So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa.

+ Hoang mạc ở đới nóng: Biên độ nhiệt năm cao nhưng có mùa đông ấm áp (nhiệt độ trung bình trên 10°C), mùa hạ rất nóng (trên 36°C).   (0,75 điểm)

 + Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt nằm rất cao nhưng có mùa hạ không quá nóng (khoảng 20°C) và mùa đông rất lanh (đến -24°C).   (0,75 điểm)

b)

Các đặc điểm của thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn là:

- Tự hạn chế sự mất nước.   (0,5 điểm)

- Tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể.   (0,5 điểm)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn Địa lí 7 năm 2020 của trường THCS Trường Chinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?