Đề thi HK1 môn Địa lí 10 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm có đáp án

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ THI HK1 NĂM 2020-2021

MÔN: ĐỊA LÍ 10

Thời gian: 45 phút

Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Trong phép chiếu phương vị đứng mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở vị trí:0,5 điểm

A. Cực     B. Vòng cực     C. Chí tuyến     D. Xích đạo

Câu 2: Phương pháp thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng,… là phương pháp: 0,5 điểm

A. Phương pháp kí hiệu

B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

C. Phương pháp chấm điểm

D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Câu 3: Hệ Mặt Trời có các đặc điểm nào dưới đây:0,5 điểm

A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng.

B. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và các thiên thể khác trong hệ.

C. Mặt Trời ở trung tâm Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.

D. Trái Đất ở trung tâm Mặt Trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.

Câu 4: Ở bán cầu Nam, ngày nào có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm? 0,5 điểm

A. Ngày 21 – 3.     B. Ngày 22 – 6.     C. Ngày 23 – 9.     D. Ngày 22 – 12.

Câu 5: Trong quá trình di chuyển các mảng kiến tạo:0,5 điểm

A. Tách rời nhau        B. Xô vào nhau

C. Hút chờm lên nhau        D. Không thể rời xa nhau

Câu 6: Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như:0,5 điểm

A. Hàm ếch sóng vỗ, nền cổ… ở bờ biển

B. Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn… ở bờ biển

C. Các cửa sông và các đồng bằng châu thổ

D. Vịnh biển có dạng hàm ếch

Câu 7: Frond nội tuyến được nằm giữ 2 khối khí:0,5 điểm

A. ôn đới - chí tuyến        B. Chí tuyến - xích đạo

C. Ôn đới - hàn đới        D. Xích đạo – ôn đới

Câu 8: Bức xạ mặt trời trong quá trình tới bề mặt Trái Đất được phân chia thành nhiều bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất là bộ phận0,5 điểm

A. tới khí quyển sổ lại phản hồi và không gian.

B. được bề mặt Trái Đất hấp thụ.

C. được khí quyển hấp thụ

D. tới bề mặt Trái Đất rồi lại phản hồi và không gian.

Câu 9: Ở vùng núi, nơi nào mưa nhiều hơn: 0,5 điểm

A. Sườn đón gió     B. Sườn khuất gió     C. Chân núi     D. Đỉnh núi

Câu 10: Trên các lục địa, ở vĩ tuyến 300 vĩ Bắc từ Đông sang Tây lượng mưa phân bố 0,5 điểm

A. Tăng dần    B. Giảm dần    C. Không giảm    D. Khó xác định

Câu 11: Vùng có nhiệt độ thấp thường phân bố những loại thực vật: 0,5 điểm

A. Xương rồng, cây lá rộng        B. Cây lá kim, đồng cỏ xanva

C. Cây bụi thấp, lá kim        D. Cây lá cứng, cây lá rộng

Câu 12: Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có kiểu thảm thực vật chính nào?0,5 điểm

A. Thảo nguyên.        B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc.        D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 13: Quy luật địa ô, đai cao là biểu hiện của quy luật nào? 0,5 điểm

A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh        B. Quy luật địa đới

C. Quy luật nhịp điệu        D. Quy luật phi địa đới

Câu 14: Qui luật địa đới là: 0,5 điểm

A. Sự thay đổi của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ

B. Sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và các cảnh quan địa lí theo vĩ độ

C. Sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo kinh độ

D. Sự thay đổi của khí hậu, sinh vật, đất đai theo vĩ độ và theo đai cao

Câu 15: Chủng tộc Môngôlốit phân bố chủ yếu ở châu lục: 0,5 điểm

A. Châu Á và châu Mĩ        B. Châu Mĩ và châu Đại Dương

C. Châu Á và Châu Đại Dương        D. Châu Mĩ và châu Âu

Câu 16: Các yếu tố không có tác động đến tỉ suất sinh là:0,5 điểm

A. Tự nhiên – sinh học

B. Phong tục tập quán, tâm lí xã hội

C. Sự phát triển kinh tế-xã hội, chính sách

D. Các thiên tai tự nhiên (động đất, núi lửa,…)

Câu 17: Nhóm dân số dưới tuổi lao động được xác định trong khoảng: 0,5 điểm

A. 0 – 14 tuổi     B. 0 – 15 tuổi     C. 0 – 16 tuổi     D. 0 – 17 tuổi

Câu 18: Nhóm nước dân số trẻ có tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 tương ứng là:0,5 điểm

A. Trên 25%     B. Trên 35%    C. Trên 30%     D. Trên 32 %

Câu 19: Mặt phẳng chiều đồ thường có dạng hình học là:0,5 điểm

A. Hình nón     B. Hình trụ     C. Mặt phẳng     D. Mặt nghiêng

Câu 20:Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại: đứng, ngang, nghiêng là:0,5 điểm

A. Do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu

B. Do hình dạng mặt chiếu

C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện

D. Do đặc điểm lưới chiếu

Câu 21: Phép chiếu phương vị sử dụng mặt chiếu đồ là:0,5 điểm

A. Hình nón     B. Mặt phẳng     C. Hình trụ     D. Hình lục lăng

Câu 22:. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có:0,5 điểm

A. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh

B. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất

C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh

D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh

Câu 23: Bề mặt Trái Đất được chia ra làm: 0,5 điểm

A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.

B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.

C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.

D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.

Câu 24: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhóm đất chính nào?: 0,5 điểm

A. Đất nâu và xám        B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm

C. Đất đỏ, nâu đỏ        D. Đất đỏ vàng (feralit)

Câu 25: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:0,5 điểm

A. Tầng badan không nằm trong giới hạn của lớp vỏ địa lý

B. Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu

C. Lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa

D. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau

ĐÁP ÁN

Phần trắc nghiệm(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm)

Câu 1.

Trong phép chiếu phương vị đứng mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở vị trí cực.

Chọn: A.

Câu 2.

Phương pháp thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng,… là phương pháp kí hiệu.

Chọn: A.

Câu 3.

Mặt Trời ở trung tâm Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. Mặt Trời có khả năng tự phát sáng còn các thiên thể khác không thể tự phát sáng mà chỉ có thể phản chiếu ánh sáng hoặc hấp thụ ánh sáng của Mặt Trời.

Chọn: C.

Câu 4.

Ở bán cầu Nam, vào ngày 22/12 có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm. Vào ngày 22 – 12 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam nên tất cả các địa điểm ở bán cầu Nam đều có ngày dài nhất trong năm.

Chọn: D.

Câu 5.

Trong quá trình di chuyển các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc hút chờm lên nhau.

Chọn: D.

Câu 6.

Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như: Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn,… ở bờ biển.

Chọn: B.

Câu 7.

Frond nội tuyến được nằm giữ 2 khối khí chí tuyết và khối khí xích đạo.

Chọn: B.

Câu 8.

Bức xạ mặt trời trong quá trình tới bề mặt Trái Đất được phân chia thành nhiều bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất là bộ phận được bề mặt Trái Đất hấp thụ.

Chọn: B.

Câu 9.

Ở vùng núi, sườn đón gió là nơi luôn có lương mưa lớn nhất.

Chọn: A.

Câu 10.

Trên các lục địa, ở vĩ tuyến 300 vĩ Bắc từ Đông sang Tây lượng mưa phân bố giảm dần.

Chọn: B.

Câu 11.

Vùng có nhiệt độ thấp thường phân bố những loại thực vật cây bụi thấp và các loại cây lá kim.

Chọn: C.

Câu 12.

Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có kiểu thảm thực vật chính là rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

Chọn: B.

Câu 13.

Quy luật địa ô, đai cao là biểu hiện của quy luật phi địa đới.

Chọn: D.

Câu 14.

Qui luật địa đới là sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và các cảnh quan địa lí theo vĩ độ.

Chọn: B.

Câu 15.

Chủng tộc Môngôlôít phân bố chủ yếu ở châu Á và châu Mĩ.

Chọn: A.

Câu 16.

Các yếu tố quan trọng nhất tác động đến tỉ suất sinh là Tự nhiên – sinh học, phong tục tập quán, tâm lí xã hội và sự phát triển kinh tế-xã hội, chính sách.

Chọn: D.

Câu 17.

Nhóm dân số dưới tuổi lao động được xác định trong khoảng từ 0 – 14 tuổi.

Chọn: A.

Câu 18.

Nhóm nước dân số trẻ có tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 tương ứng là trên 35% (tham khảo thêm bảng trong SGK trang 90).

Chọn: B.

Câu 19.

Mặt phẳng chiều đồ thường có dạng hình học là hình nón, hình trụ và mặt phẳng.

Chọn: D.

Câu 20.

Cơ sở để phân chia mỗi phép chiếu thành 3 loại: đứng, ngang, nghiêng là do vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với địa cầu.

Chọn: A.

Câu 21.

Phép chiếu phương vị sử dụng mặt chiếu đồ là mặt phẳng.

Chọn: B.

Câu 22.

Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

Chọn: C.

Câu 23.

Bề mặt Trái Đất được chia ra làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.

Chọn: B.

Câu 24.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhóm đất chính là đất đỏ vàng (feralit).

Chọn: D.

Câu 25.

Nhận định chưa chính xác là giới hạn trên của lớp vỏ địa lí không phải là giới hạn trên của tầng bình lưu mà là giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.

Chọn: B.

---(Để xem tiếp nội dung đề, đáp án từ câu 26-34 và phần tự luận của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Địa lí 10 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?