Phòng GD&ĐT Quận 3 KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ Văn – LỚP 9
Thời gian 90 phút (không kể giao đề)
Phần 1: (3đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống.”
(Sách giáo khoa Giáo dục công dân 7)
a/ Đoạn văn cung cấp thông tin về điều gì? Viết đoạn văn (5 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc (2,25đ)
b/ Chỉ ra lỗi dùng từ trong đoạn trên và sửa lại cho đúng. (0,75đ)
Phần 2 (3,0đ)
Ông Nguyễn Văn Lũy – người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niểm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào, dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên, miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”
Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sử và được chỉ dậy từ các thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng.
Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm các em học sinh chậm giờ vào lớp mà ngược lại, nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và của người bảo vệ.
Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhất đó, khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,…
Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ‘ngầm’ dậy các em cách để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”
(trích từ Internet)
Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.
Phần 3: (4,0đ)
Bằng lời kể của nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện từ khi ông Sáu được về phép thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bó sang nhà ngoại (có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận).
--------HẾT--------
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017, Phòng GD&ĐT Quận 3. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017, Phòng GD&ĐT Quận 3, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.