Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017 Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hòa

Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hòa                                 KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018

                                                                                                   Môn: Ngữ Văn – LỚP 7

                                                                                         Thời gian 90 phút (không kể giao đề)

 

Câu 1: (3,0đ)

1.

a) Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài được kể theo ngôi thứ mấy? Đó là lời kể của ai?

b) Có mấy cuộc chia tay được kể lại trong văn bản? Đó là những sự việc (cuộc chia tay) nào?

c) Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắc gởi đến mỗi người điều gì?

2.

a) Chép thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya”.

b) Tác giả bài thơ là ai? Sáng tác năm nào? Ở đâu? Theo thể thơ gì?

Câu 2: (2,0đ)

a) Chỉ ra các phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ “Cảnh khuya”.

b) Nêu tác dụng nghệ thuật của các phép tu từ đó.

Câu 3: (5,0đ)

Từ các văn bản “Mẹ tôi”, “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Bạn đến chơi nhà” trong sách Ngữ văn 7, tập một, em hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người.

---------HẾT--------

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(3,0đ)

1.          a) Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài:

– Được kể theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

– Đó là lời kể của Thành (anh trai của Thủy)

  – Mức tối đa: nêu đúng các chi tiết yêu cầu

– Mức chưa tối đa: sai, thiếu 1 chi tiết: -0,25

– Không đạt: không đúng ý nào hoặc không trình bày.

b) Có ba sự việc (cuộc chia tay) được kể trong văn bản. Đó là:

– Chia tay búp bê.

– Chia tay lớp học.

– Chia tay anh em.

– Mức tối đa: nêu đúng các ý.

– Mức chưa tối đa: nêu sai hoặc thiếu 1 ý: – 0,25

– Không đạt: chỉ đúng 1 chi tiết hoặc không trình bày

HS có thể ghi thêm ý chia tay bố mẹ nhưng không cho điểm vì trong văn bản không kể sự việc cuộc chia tay này)

c) Qua câu chuyện, tác giả muốn gởi đến người đọc:

– Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng.

– Mọi người hãy bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất kỳ lý do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng trong tâm hồn con trẻ.

– Mức tối đa: nêu đúng 2 ý         

– Mức chưa tối đa: chỉ đúng 1 ý

 – Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày

2. a) Chép thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya”:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

– Mức tối đa: Chép đủ, đúng, không sai lỗi chính tả (không bắt lỗi dấu câu)

–  Mức chưa tối đa: thiếu, sai/ 1 chữ (bất cứ dạng nào): -0,25

   – Không đạt: thiếu, sai từ 4 lỗi trở lên

b)  – Tác giả bài thơ là Hồ Chí Minh.

– Sáng tác năm 1947.

– Ở chiến khu Việt Bắc.

– Thể thơ (thất ngôn) tứ tuyệt Đường luật (hoặc tuyệt cú Đường luật)

– Mức tối đa: nêu đúng 4 chi tiết.

– Mức chưa tối đa: đúng 2 – 3  chi tiết.

– Không đạt: đúng 1 chi tiết hoặc không trình bày

0.5

0.5

 

0.25

0.0

 

0.5

 

0.5

0.25

0.0

 

 

0.5

 

 

0.5

0.25

0.0

 

1.0

 

 

 

 

 

 

1.0

0.75

0.0

 

0.5

 

 

0.5

0.25

0.0

Câu 2

(2,0đ)

a) Chỉ ra các phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ “Cảnh khuya”:

– So sánh:          

+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

 + Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

– Điệp ngữ:     

+ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

+ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

– Mức tối đa: đủ, đúng 4 phép tu từ

– Mức chưa tối đa: sai, thiếu mỗi phép tu từ: – 0,25đ

– Không đạt: không đúng phép tu từ nào hoặc không trình bày

b) Tác dụng: (gợi ý)      

– So sánh tiếng suối với tiếng hát làm cho tiếng suối trở nên gần gũi hơn, thân mật với con người hơn. Âm thanh trong trẻo, tô đậm thêm sự thanh vắng của đêm khuya.

– Hai từ “lồng” được lặp lại trong câu thơ đã tạo nên bức tranh có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đường nét hình khối. Ánh trăng bao trùm, lồng vào những vòm cây cổ thụ; ánh trăng, bóng cây lồng vào hoa làm cho cảnh trở nên huyền ảo hơn.

– Cảnh khuya đẹp như vẽ, như bức tranh sơn thủy hữu tình, khiến cho thi nhân chưa thể ngủ, bộc lộ tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.

 – Từ “chưa ngủ” được lặp lại trực tiếp bộc lộ chiều sâu tâm trạng của  nhà thơ  Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Người.

  – Mức tối đa: trình bày tốt các nội dung trên

– Mức chưa tối đa: nêu chung chung, chưa rõ ràng, đầy đủ.

– Không đạt: rất sơ sài hoặc không trình bày.

1.0

 

 

 

 

 

 

1.0

0.75

0.0

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

1.0

0.75

0.0

Câu 3

(5,0đ)

1. Yêu cầu chung:

– Dạng đề: Văn biểu cảm.

– Nội dung trọng tâm:

+ Tình cảm giữa những người thân được thể hiện trong các văn bản bản: “Mẹ tôi”, “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Bạn đến chơi nhà” trong sách Ngữ văn 7, tập một.

+ Những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người.

– Kỹ năng:

+ Kết hợp biểu cảm gián tiếp (qua kể, tả…) và biểu cảm trực tiếp (trực tiếp nói lên những suy nghĩ, tình cảm của mình) về những người ấy.

+ Biết cách trình bày một bài văn biểu cảm, biết sử dụng nguồn tư liệu từ các văn bản và từ cuộc sống của chính mình hoặc của mọi người

2. Đáp án và biểu điểm: (Dàn bài gợi ý)

a) Mở bài:

– Giới thiệu về đề tài của các văn bản: “Mẹ tôi”, “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Bạn đến chơi nhà”: tình cảm gia đình – đặc biệt là tình mẹ, tình bạn bè cảm động sâu sắc.

– Những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người: niềm hạnh phúc thiêng liêng, cần biết trân trọng.

– Mức tối đa: thực hiện đúng yêu cầu, biết cách dẫn dắt, giới thiệu

– Mức chưa tối đa: nêu chung chung

– Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày

b) Thân bài:

b.1. Tình cảm giữa những người thân được thể hiện qua các văn bản “Mẹ tôi”, “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Bạn đến chơi nhà”:

– Tình cảm gia đình ruột thịt – đặc biệt là tình mẹ con thiêng liêng, tha thiết.

– Tình bạn chân thành, cảm động.

– Mức tối đa: nêu được ý nghĩa các văn bản trên; thể hiện được hiểu biết và cảm xúc đối với tác phẩm văn học.

– Mức chưa tối đa: nội dung sơ sài, chưa đạt yêu cầu trên hoặc về nội dung, hoặc  về kỹ năng diễn đạt.

– Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày.

b.2. Những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người:

– Những kỷ niệm sâu sắc nhất của mình thể hiện tình cảm thiết tha, cảm động giữa những người thân; đó là niềm vui hạnh phúc rất lớn lao, không thể phai mờ…

– Tình yêu thương của mọi người dành cho mình, những tình cảm cần được nâng niu, gìn giữ…

– Niềm hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người sẽ trở thành động lực giúp mỗi con người vượt qua khó khăn, gian khổ để vươn lên phía trước…

– Mức tối đa: nêu được các ý trên; cảm nghĩ chân thành, kỹ năng diễn đạt tốt;    biết kết hợp miêu tả, tự sự làm nền cho biểu cảm.

– Mức chưa tối đa: nội dung sơ sài, chưa đạt yêu cầu trên hoặc về nội dung hoặc kỹ năng diễn đạt.       

– Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày.

c) Kết bài: Bài học của em về việc phải biết yêu thương, trân trọng những người thân của mình.

   – Mức tối đa: đạt nội dung trên, diễn đạt tốt.

  – Mức chưa tối đa: nêu chung chung, sơ sài

    – Không đạt: không trình bày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

0.5

0.25

0.0

 

 

1.0

 

1.0

 

0.75

 

0.0

 

 

3.0

 

 

 

 

 

 

 

 

3.0

 

2.75

0.0

0.5

0.5

0.25

0.0

 

Lưu ý: Nếu diễn đạt chưa tốt, bài viết chỉ đạt một nửa số điểm của từng phần.

Đây chỉ là gợi ý, tùy theo bài làm của HS mà giáo viên linh hoạt, định điểm nhưng không vượt khung quy định.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017, Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hòa. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017, Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hòa. các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?