Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2018-2019, Phòng GD&ĐT Yên Thế

PHÒNG GD&ĐT YÊN THẾ                               ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019

                                                                                  Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 6         

                                                                                                

Câu 1. (2 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ…

…Hàng Bè.

a. Hãy điền tiếp những từ ngữ bị thiếu để hoàn thiện đoạn thơ trên.

b. Đoạn thơ đã được hoàn chỉnh trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

c. Phân tích cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ của câu thơ: Chú Hà Nội về.

d. Câu thơ “Ngày Huế đổ máu” sử dụng biện pháp tu từ nào đã học?

Câu 2. (2 điểm)

Cho câu văn sau là câu chốt: Cô giáo tôi rất yêu học trò. Hãy viết tiếp 6-7 câu để tạo thành đoạn văn tự sự, trong đó có một câu sử dụng phép tu từ so sánh, hãy gạch chân câu văn đó.

Câu 4. (6 điểm)

Con sông quê em mang vẻ đẹp hiền hòa và đáng yêu. Em hãy tả lại con sông đó.

------------------------HẾT-----------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

a. Các từ điền đúng là:

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

b. Đoạn thơ được trích trong bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu.

c. Cấu tạo chủ ngữ và vị ngữ: Chú Hà Nội // về.

                                                   CN            VN

d. Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ.

Câu 2.

  • Yêu cầu về hình thức: HS viết đúng hình thức một đoạn văn tự sự, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc.
  • Yêu cầu về nội dung:
    • HS kể được những biểu hiện yêu học trò của cô như: nhiệt tình, ân cần dạy bảo học trò trên lớp; thân mật cởi mở với các em trong cuộc sống,…
  • Viết được một câu văn có sử dụng biện pháp so sánh chuẩn và gạch chân dưới câu văn đó.

Câu 3.

  • Yêu cầu chung:
    • HS biết cách làm bài văn miêu tả. Bài viết có đủ bố cục ba phần, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
    • HS có thể miêu tả theo nhiều trình tự khác nhau như:
      • Trình tự không gian: Từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại.
      • Trình tự thời gian:
        • Sáng, trưa, chiều, tối,…
        • Các thời điểm khác nhau trong năm, haowjc các thời tiết khác nhau. VD: vào buổi sáng nắng đẹp, vào chiều mưa, khi mùa xuân về,…
    • Người viết đan xen bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
    • Bài viết có bố cục rõ ràng.
  • Yêu cầu cụ thể:
    • Mở bài: giới thiệu con sông định tả.
    • Thân bài: HS có thể tả theo các trình tự khác nhau, cơ bản đạt được một số ý sau:
      • Con sông nằm ở đâu, lai lịch của dòng sông,…
      • Nhìn từ xa con sông có vẻ đẹp thế nào.
      • Đến gần tả: hai bên bờ, mặt sông, hoạt động của con người ở các thời điểm khác nhau.
    • Kết quả: Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.
  • Lưu ý: Trên đây là những gợi ý chấm cơ bản, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, tránh đếm ý cho điểm thuần túy, cho điểm tối đa những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, ngôn ngữ độc đáo… Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?