ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
TRƯỜNG THCS MINH THẠNH Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 9
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“... Các ngươi đều là những người có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả của đoạn trích?
2. Đoạn văn trên là lời nói của ai? Ở đâu? Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong văn học cổ?
3. Qua những câu văn trên em liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài nào của văn học cổ? Do ai viết? Mục đích viết?
4. Nội dung của đoạn văn trên nói lên điều gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
1. Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
2. Cho câu chủ đề: "Vũ Nương không trở về nhân gian được nữa là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người". Hãy viết đoạn văn để phát triển câu chủ đề trên. (Khoảng 15 câu)
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1.
a. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
b. HS nêu được một phép tu từ nêu giá trị sử dụng.
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “một làn sóng...”;
- Sử dụng phép điệp cấu trúc “Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...”,
- Điệp từ “nó”.
- Phép liệt kê ở câu 4
- → Giá trị sử dụng: nhấn mạnh tinh thần yêu nước sôi nổi, mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam khi Tổ Quốc bị xâm lăng.
c. Sự xuất hiện ba cụm từ "Kết thành, lướt qua, nhấn chìm" trong một câu văn nhằm mục đích khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Câu 2. Câu:
- Đi thôi con → Câu rút gọn thành phần chủ ngữ.
- Việt lại thành câu có cấu tạo hoàn chỉnh: Thủy đi thôi con.
* Lưu ý: HS viết câu phải có đầy đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1. Từ nội dung của đoạn văn ở phần 1.I em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước. (Khoảng 10 dòng)
a. Đúng hình thức đoạn văn. (mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn)
b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn. Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử để bảo vệ đất nước.
c. Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý. Có thể theo các ý sau:
- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước.
- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người Việt Nam. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc...
- Trong thời hiện đại người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới.
- Bàn luận vấn đề:
- Có lòng tự hào dân tộc.
- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...
d. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
Câu 2. Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách”.
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận
- Biết cách viết văn nghị luận giải thích.
- Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dùng từ đặt câu chính xác, văn phong sáng rõ.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: yêu thương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
c. Triển khai hợp lí nội dung, trình tự của bài nghị luận (MB, TB, KB)
Thí sinh có thể cấu trúc bài làm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn được vấn đề nghị luận.
- Tình yêu thương giữa con người với con người là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Trích dẫn câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
- Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ
- Nghĩa đen: Lá lành là chiếc lá còn nguyên vẹn. Lá rách là chiếc lá bị sâu đục khoét, hoặc gió làm tơi đi nên không còn nguyên vẹn.
- Nghĩa bóng: Chiếc lá lành tượng trưng cho người có cuộc sống ấm no, đầy đủ. Còn lá rách là hình ảnh của người không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn.
- Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đỡ, đùm bọc những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Đánh giá
- Nhắc nhở chúng ta đừng thờ ơ trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác.
- Biết đùm boc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng.
- Thể hiện sự cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.
- Cuộc đời của con người luôn biến đổi thăng trầm. Vì thế cần phải hiểu biết nhau trong sự tương thân tương ái, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột.
- Lòng nhân ái là đức tính mà mỗi con người đều cần phải có để làm nền móng xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, bác ái. Vô cảm với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân.
- Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, “lá lành” cần phải “đùm lá rách”. Đó là việc làm rất cần thiết, là ý thức tự giác của mỗi chúng ta.
- Mở rộng
- Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta.
- Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta chiến thắng thù trong, giặc ngoài, giữ yên ổn, vững bền đất nước.
- Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thâu hiểu, cảm thông giữa người với người.
- Người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lên chứ không được ỷ lại, sống nhờ lòng nhân ái của người khác để mình trở thành bị động, biếng nhác.
- Giải thích câu tục ngữ
- Kết bài
- Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay.
- Liên hệ bản thân: cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.
e. Sáng tạo: kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Lời văn mạch lạc, trong sáng.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: