TRƯỜNG THCS LỘC HẠ
| ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 120 phút |
ĐỀ BÀI
Câu 1: 4 điểm
Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. So sánh hai quy luật này?
Câu 2: 4 điểm
a. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được biểu hiện ở những điểm nào?
b. ARN được tổng hợp trên khuôn mẫu của gen như thế nào?
Câu 3: 4 điểm
a. Nêu cơ chế hình thành thể đa bội hay hiện tượng đa bội hoá.
b. ADN là gì? Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?
Câu 4: 4 điểm
Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt đen trội so với tính trạng mắt nâu. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Khi cho giao phối giữa cá thể có mắt đen với cá thể có mắt nâu thu được F1 đều có mắt xám.
a. Hãy nêu đặc điểm di truyền của tính trạng màu mắt nói trên và lập sơ đồ lai
b. Cho 1 cá thể mắt đen giao phối với một cá thể khác, thu được 50% mắt đen: 50% mắt xám. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai.
c. Cho 1 cá thể mắt nâu giao phối với 1 cá thể khác, thu được 50% mắt nâu: 50% mắt xám. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
* Phát biểu nội dung quy luật phân li và phân li độc lập:
- Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
- Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố( cặp gen) di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
* So sánh những điểm giống và khác nhau giữa quy luật phân li và phân li độc lập:
* Những điểm giống nhau:
- Đều có các điều kiện nghiệm đúng như:
+ Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được theo dõi
+ Tính trội phải là trội hoàn toàn
+ Số lượng con lai phải đủ lớn
- Ở F2 đều có sự phân li tính trạng ( xuất hiện nhiều hơn một kiểu hình)
- Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa hai cơ chế là: Phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử.
* Những điểm khác nhau:
Quy luật phân li | Quy luật phân li độc lập |
- Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng. - F1 dị hợp một cặp gen (Aa) tạo ra 2 loại giao tử. - F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3: 1. - F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen. - F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp. | - Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng. - F1 dị hợp hai cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loại giao tử. - F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. - F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen. - F2 xuất hiện biến dị tổ hợp. |
Câu 2: 4 điểm
a. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được biểu hiện ở những điểm nào?
* Cấu trúc không gian phân tử ADN.
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. Các Nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn dài 34 A0, gồm 10 cặp Nucleotit. Đường kính vòng xoắn là 20 A0.
* Hệ quả của NTBS được thể hiện:
- Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại - Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN: A+G=T+X, A=T; G=X
b. ARN đựơc tổng hợp ở giao đoạn G1 của chu kì trung gian giữa hai lần phân bào, nhằm chuẩn bị tổng hợp lại các phân tử prôtêin cần cho sự lớn lên của tế bào.
Phân tử ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu một mạch của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Ví dụ: Mạch khuôn mẫu ADN...AAA TTX XGA TXA AXT AAT XGG
mạch ARN tổng hợp ...UUU AAG GXU AGX UGA UUA GXX
Do đó trình tự các Nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các Nuclêôtit trên mạch ARN.
Sau khi tổng hợp xong, mỗi loại phân tử ARN tuỳ theo chức năng được biến đối cầu trúc và vận chuyển đến những nơi thích hợp trong tế bào.
Câu 3: 4 điểm
a. (2điểm)
Nêu cơ chế hình thành thể đa bội hay hiện tượng đa bội hoá.
Trong quá trình phân bào, khi nhiễm sắc thể đã nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, sự phân chia nhân không xảy ra nên số lượng NST trong tế bào tăng lên gấp bội gọi là sự đa bội hóa. Người ta sử dụng consixin làm chất gây đa bộ thể nhân tạo. Sự đa bội thể xảy ra trong nguyên phân hoặc giảm phân.
Trong nguyên phân, tế bào hợp tử 2n khi sử lý đa bội tạo thể tứ bội 4n. Ở thực vật sử lý đa bội hoá tạo giao tử lưỡng bội 2n.
Sự thụ tinh giữa một giao tử 2n với một giao tử bình thường n cho hợp tử tam bội 3n.
Sự thụ tinh giữa một giao tử 2n với một giao tử 2n cho hợp tử tứ bội 4n.
b.
* Khái niệm ADN: (1 đ)
- ADN thu ộc loại axít Nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố chính C, H, O, N và P. (0, 5đ)
- ADN là đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn, có thể dài đến hàng trăm Micrômét và khối lượng lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đơn vị cácbon. ADN là cấu trúc đa phân mà đơn phân là các Nuclêôtít : A, T, G, X (0, 5đ)
* AND có tính đa dạng và đặc thù vì :
- Tính đặc thù : ADN của mỗi loài được đặc thù bởi số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của các Nuclêôtít. (0, 5đ)
- Tính đa dạng : Là so sự sắp xếp khác nhau của 4 loại Nuclêôtít A, T, G, X tạo thành 2 mạch đơn của phân tử ADN. (0, 5đ)
Câu 4: 4 điểm
a. Đặc điểm di truyền và sơ đồ lai:
* Theo đề bài quy ước:
Gen A mắt đen, Gen a mắt nâu.
Suy ra màu mắt di truyền theo hiện tượng tính trội không hoàn toàn. Màu mắt đen là tính trạng trội không hoàn toàn so với màu mắt nâu và mắt xám là tính trạng trung gian.
Các kiểu gen: AA: Mắt đen, Aa: Mắt xám, aa: Mắt nâu
* Sơ đồ lai
P: AA(mắt đen) X aa(mắt nâu)
Gp: A a
F1: Aa(100% mắt xám)
b. Biện luận và sơ đồ lai:
Một cơ thể P có mắt đen, kiểu gen AA tạo 1 loại giao tử duy nhất mang A. Ở F1 có 50% mắt đen: 50% mắt nâu
Cơ thể P còn lại
- F1 xuất hiện mắt đen, kiểu gen AA Cơ thể P còn lại tạo tạo được giao tử A
- F1 xuất hiện mắt xám, kiểu gen Aa được giao tử a Tổ hợp lại suy ra, cơ thể P còn lại tạo được 2 loại giao tử A và a, nên có kiểu gen Aa, kiểu hình mắt xám.
- Sơ đồ lai: P: AA(mắt đen) X Aa(mắt xám)
Gp: A A, a
F1: Kiểu gen 50% AA : 50% Aa
Kiểu hình 50% mắt đen : 50% mắt xám
c. Biện luận và sơ đồ lai.: 1,5 điểm. Thang điểm cụ thể như sau:
Một cơ thể P có mắt nâu, kiểu gen aa tạo 1 loại giao tử duy nhất mang a. Ở F1 có 50% mắt nâu: 50% mắt xám
Cơ thể P còn lại
- F1 xuất hiện mắt nâu, kiểu gen aa Cơ thể P còn lại tạo được tạo được giao tử a
- F1 xuất hiện mắt xám, kiểu gen Aa giao tử A
Tổ hợp lại suy ra, cơ thể P còn lại tạo được 2 loại giao tử A và a, nên có kiểu gen Aa, kiểu hình mắt xám.
- Sơ đồ lai: P: aa(mắt nâu) X Aa(mắt xám)
Gp: a A, a
F1: Kiểu gen 50% Aa : 50% aa
Kiểu hình 50% mắt xám : 50% mắt nâu.
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Thảo luận về Bài viết