ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA VẬT LÝ 10 NĂM 2018
ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN CHUNG (8 điểm) (Dành cho tất cả các lớp)
Câu 1 (1,5 điểm) Trình bày Nguyên lý I nhiệt động lực học. Quy ước về dấu.
Câu 2 (1.5 điểm) Phát biểu nguyên lý II nhiệt động lực học.
Câu3/ (2đ) Sự nở dài (vì nhiệt) của vật rắn là gì ? Phát biểu và viết công thức độ nở dài của vật rắn ? Hệ số nở dài phụ thuộc vào gì ?
Câu 4. Một lượng khí chứa trong xilanh có pittong chuyển động được. Lúc đầu khí có thể tích v1=7 lít, áp suất P1= 105Pa, nhiệt độ T1 = 2800K. Nhờ sự truyền nhiệt lượng 2000J khí trong xi lanh dãn nở đẳng áp thể tích lên 10 lít. Tính :
- Công của khí thực hiện được. (1đ)
- Độ biến thiên nội năng của khí . (1đ)
- Nhiệt độ sau cùng của khí. (1đ)
II. PHẦN RIÊNG ( 2 điểm)
Câu 1 (2 đ ) ( Dành cho các lớp 10A4 --> 10A9)
Một khối kim loại có thể tích 50 cm3 ở 200C . Khi nhiệt độ tăng lên đến 2200C thì thể tích khối kim loại tăng thêm 0,36 cm3. Tính hệ số nở dài của kim loại ?
Câu 2. (2 điểm) (Dành cho lớp 10A1 --> 10A3)
Cho khối khí lý tưởng có quá trình biến đổi theo đồ thị như hình vẽ.
a. Hãy giải thích các quá trình biến đổi.
b. Vẽ lại trong hệ trục (OPV) và (OPT).
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2
ĐỀ SỐ 3
Câu 1(1,5đ)
Trình bày Nguyên lý I nhiệt động lực học. Quy ước về dấu. | 1,5 |
Nguyên lý I nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. \(\Delta U = A + Q\) - Quy ước về dấu: Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng Q < 0:Hệ truyền nhiệt lượng A > 0: Hệ nhận công A < 0: Hệ thực hiện công |
0,25đ 0,25đ 0,25đ*4 |
Câu 2 (1.5đ)
a/ Cách phát biểu của Claudiut
Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn
b/ Cách phát biểu của Cac nô
Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
Câu 3
+ Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài ( vì nhiệt ) . + Độ nở dài \(\Delta l\) của vật rắn ( hình trụ đồng chất ) tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ \[\Delta t\] và độ dài ban đầu l0 của vật đó . + công thức : \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\) + \(\alpha\) : phụ thuộc chất liệu của vật rắn . | 0.5 0.5 0.5 0.5 |
Câu 4. a) A = P.∆V = 300J
b) ∆U = A + Q = 1700J
c) T2 = \(\frac{{{V_2}x{T_1}}}{{{V_1}}} = {400^0}K\)
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung Đề ôn thi học kì II môn Vật Lý 10 ( Đề số 3) có đáp án và barem hướng dẫn chấm thi chi tiết
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !