TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU
(Đề thi gồm có 03 trang) | ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Vật lí 10 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) |
Họ, tên thí sinh:………………………………………………….
Số báo danh:……………………………………………………..
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15 cm lò xo được giữ cố định một đầu, còn đầu kia chịu tác dụng của một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấy lò xo dài 18cm. Độ cứng của lò xo bằng:
A. 30N/m. B. 1,5N/m.
C. 25 N/m. D. 150N/m.
Câu 2: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì đột ngột tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s.Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu?
A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s. B. a =1,4 m/s2, v = 66m/s.
C. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s. D. a =0,2 m/s2, v = 8m/s.
Câu 3: Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6m/s. Quãng đường s mà ôtô đã đi được trong khoảng thời gian này là bao nhiêu?
A. s = 25 m. B. s = 100 m.
C. s =500m. D. s = 50 m.
Câu 4: Một vật rơi tự do, trong giây cuối cùng vật rơi được 34,3m. Lấy g = 9,8m/s2. Thời gian rơi đến lúc chạm đất là
A. 4s. B. 10s.
C. 2s. D. 8s.
Câu 5. Từ một vị trí, hai ô tô đồng thời xuất phát, ô tô thứ nhất chuyển động với vận tốc không đổi 20 m/s, ô tô thứ hai chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Biết hai ô tô chuyển động cùng hướng trên một đường thẳng. Hai ô tô gặp nhau sau khoảng thời gian
A. 10 s B. 20 s
C. 30 s D. 35 s
Câu 6: Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng?
A. Trong mọi trường hợp F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
B. F không bao giờ nhỏ hơn F1 và F2.
C. Trong mọi trường hợp F thoả mãn: \({\left| {{F_1} - F} \right|_2}F \le \left| {{F_1} + {F_2}} \right|\)
D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
Câu 7: Một vật chuyển động tròn đều theo quỹ đạo có bán kính R=100cm với gia tốc hướng tâm ah=4cm/s2. Chu kỳ chuyển động của vật đó là
A. T=12π (s). B. T=6π (s).
C. T=8π (s). D. T=10π (s).
Câu 8: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 8 N và 14 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực?
A. 1 N B. 5 N
C. 12 N D. 25N.
Câu 9: Từ một đỉnh tháp cao 5 m, một vật được ném theo phương nằm ngang, nó chạm đất ở một điểm cách chân tháp 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc ném vật là
A. 25 m/s B. 5 m/s
C. 10 m/s D. 20 m/s
Câu 11: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn còn đi tiếp chưa dừng lại ngay, đó là nhờ
A. Quán tính của xe. B. Trọng lượng của xe.
C. Phản lực của mặt đường. D. Lực ma sát.
Câu 12: Câu nào sau đây là đúng ?
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ ngừng lại.
C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. vận tốc của vật bị thay đổi chứng tỏ phải có lực tác dụng lên vật
---Xem tiếp nội dung câu 13-20 ở phần xem online hoặc tải về---
Câu 21: Lực và phản lực là hai lực
A. Cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều.
B. Cùng giá, ngược chiều, độ lớn khác nhau.
C. Cân bằng nhau.
D. Cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
Câu 22: Một xe ca đang chuyển động với vận tốc 40 m/s thì tăng tốc chuyển động nhanh dần, đạt vận tốc 80 m/s sau khi đi được 200 m. Gia tốc chuyển động của xe trong quá trình này là
A. 8 m/s2 B. 9,6 m/s2
C. 12 m/s2 D. 24 m/s2
B. TỰ LUẬN
Bài 1. Một vật rơi tự do không vận tốc đầu tại nơi có gia tốc trọng trường g. Trong giây thứ 3, quãng đường rơi được là 24,5m và tốc độ của vật khi vừa chạm đất là 39,2m/s. Tính g và độ cao nơi thả vật.
Bài 2: Một vật có khối lượng 6kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 30N. Lấy g = 10 m/s2,hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,4
a/ Hãy tính gia tốc của vật
b/ Sau khi vật chuyển động 2s thì ngừng tác dụng lực F. Tính quãng đường vật đi được từ khi chuyển động đến khi dừng hẳn.
...
---Để xem đáp án trắc nghiệm của Đề ôn tập kiểm tra HK1 môn Vật lý 10 trường THPT Võ Thị Sáu, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề ôn tập kiểm tra HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 trường THPT Võ Thị Sáu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
Đề kiểm tra giữa HK1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Hai Bà Trưng
-
Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 trường THPT Ông Ích Khiêm
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 trường THPT Trần Phú
Chúc các em học tốt