TRƯỜNG THCS TRẦN HUY LIỆU
ĐỀ KIỂM TRA ÔN TẬP HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: Vật lý – Lớp 6
Thời gian làm bài : 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1 Dùng ròng rọc động cho ta lợi về:
A. Khối lượng B. Lực
C. Hướng kéo D. Trọng lượng
2. Máy cơ đơn giản nào sau đây có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo?
A. Ròng rọc động B. Ròng rọc cố định
C. Đòn bẩy D. Mặt phẳng nghiêng
3. Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng?
A.Thể tích của chất lỏng giảm B. Khối lượng của chất lỏng tăng
C. Thể tích của chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
4 Nhiệt kế y tế dùng để đo:
A. Nhiệt độ của nước đá B. Thân nhiệt của người
C. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi D. Nhiệt độ của môi trường
5 Chọn phát biểu sai:
A.Chất lỏng nở ra khi nóng lên B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau
6. Sương đọng trên cây cối vào ban đêm, nguyên nhân từ đâu?
A. Do ban đêm có mưa B. Do sự bay hơi của nước ở xung quanh
C. Do ban đêm trời lạnh D. Do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí
7. Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước. Tại sao?
A. Do nước thấm ra ngoài B. Do hơi nước trong không khí ở bên ngoài cốc ngưng tụ lại
C. Do không khí bám vào D. Do nước bốc hơi ra và bám ra ngoài
8. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:
A.Mặt thoáng lọ càng nhỏ B. Lọ càng nhỏ
C. Lọ càng lớn D. Mặt thoáng lọ càng lớn
9. Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của vật:
A. tăng lên B. giảm xuống
C. không thay đổi D. tăng lên rồi giảm xuống
10.Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Đúc một cái chuông đồng B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước
11. Các chất rắn, lỏng và khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở ít nhất?
A. Rắn B. Lỏng
C. Khí D. Dãn nở như nhau
12. Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng:
A.Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau B. Chất rắn nở ra khi nóng lên
C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau D. Chất rắn co lại khi lạnh đi
13.Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ?
A. Vì võ quả bóng gặp nóng nên nở ra B. Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng
C. Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt D. Vì võ quả bóng co lại
14. Khi đúc đồng, gang, thép… người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào?
A. Hoá hơi và ngưng tụ B. Nóng chảy và đông đặc
C. Nung nóng D. Đông đặc
15. Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể:
A. Rắn sang lỏng B. Lỏng sang hơi
C. Lỏng sang rắn D. Hơi sang lỏng
II. TỰ LUẬN: (5điểm)
Câu 1:
a. Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?
b. Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở?
Câu 2: Thế nào là sự nóng chảy ? Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Câu 3: Sương mù thường có vào mùa nào? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan?
Câu 4: Ở 00C một thanh nhôm có chiều dài là 100cm. Vào mùa hè nhiệt độ cao nhất là 400C. Hỏi chiều dài của thanh nhôm khi nhiệt độ môi trường ở 400C ? Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 100C thì chiều dài thanh nhôm tăng 0,00016 lần so với chiều dài ban đầu.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN : VẬT LÝ 6– NĂM HỌC 2018-2019
I- Trắc nghiệm: (5,0 điểm). Mỗi câu đúng 1/3 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | B | A | B | D | D | B | D | C | C | A | A | C | B | D |
II- Tự luận: (5,0 điểm)
Câu 1 : 2 điểm
a. Chất rắn nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau : 1đ
b. Vì khi nhiệt độ tăng cao thanh ray dễ dàng co dãn vì nhiệt mà không bị ngăn cản tránh gây ra lực làm cong đường ray : 1đ
Câu 2 : 1 điểm
-Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng .0.5đ
- Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy .0.5đ
Câu 3: 1 điểm
Sương mù thường có vào mùa lạnh( mùa đông). Khi mặt trời mọc những tia nắng làm sương mù bay hơi nên tan ra
Câu 4: 1 điểm
Chiều dài của thanh nhôm khi nhiệt độ tăng thêm 400C là (0,25đ)
l= 0,00016.(40:10).100 = 0,064 (cm) (0,25đ)
Chiều dài của thanh nhôm ở 400C là : (0,25d)
l’= 100 + 0,064 = 100,064 (cm) (0,25đ).
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề ôn tập Học kì 2 môn Vật lý 6 năm học 2019-2020 trường THCS Trần Huy Liệu có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý 6 năm học 2019-2020 có đáp án trường THCS Nguyễn Cư Trinh
-
Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý 6 năm học 2019-2020 có đáp án trường THCS Chương Dương
Chúc các em học tập tốt !