ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM 2019 – 2020 MÔN HÓA HỌC 10
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng:
A. số nơtron và proton. B. số nơtron. C. Số proton. D. số khối.
Câu 2: Trong nguyên tử, các electron chuyển động theo những quỹ đạo
A. hình tròn. B. hình elip. C. không xác định. D. hình tròn hoặc elip.
Câu 3: Tổng số hạt p, n, e trong là
A. 19. B. 28. C. 30. D. 32.
Câu 4: Đồng có 2 đồng vị 63Cu (69,1%) và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là
A. 64, 000(u). B. 63,542(u). C. 64,382(u). D. 63,618(u).
Câu 5: Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?
A. \({}_{26}F{e^{2 + }}\) B. \({}_{11}N{a^ + }\) C.\({}_{17}C{l^ - }\) D. \({}_{12}M{g^{2 + }}\)
Câu 6: Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố đồng là 63,5. Nguyên tố đồng trong tự nhiên gồm hai đồng vị là và . Tỉ lệ phần trăm của đồng vị trong đồng tự nhiên là
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 90%.
Câu 7: Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi
A. Nhóm kim loại kiềm. B. Nhóm kim loại kiềm thổ. C. Nhóm halogen. D. Nhóm khí hiếm.
Câu 8: Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?
A. Li. B. F. C. Cs. D. I.
Câu 9: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là
A. Tính kim loại. B. Tính phi kim. C. Điện tích hạt nhân. D. Độ âm điện.
Câu 10: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 11: Cho 5,6 gam hỗn hợp hai kim loại A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp và thuộc cùng nhóm IA, tác dụng với dung dịch HCl thu được 3,56 lít (đktc) H2. Nguyên tố A, B lần lượt là
A. K, Rb. B. Rb, Cs. C. Na, K. D. Li, Na.
Câu 12: Hợp chất với hiđro của nguyên tố X có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 74,07 %. Nguyên tử khối của X là
A. 31. B. 52. C. 32. D. 14.
Câu 13: Liên kết trong phân tử NH3 là liên kết
A. Cộng hóa trị có cực. B. Cộng hóa trị không cực. C. Ion. D. Cho nhận.
Câu 14: Chất nào sau đây có liên kết ion trong phân tử ?
A. HCl. B. H2S. C. Na2O. D. H2.
Câu 15: Nguyên tử R có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Ion tạo thành từ R là
A. R-. B. R2-. C. R2+. D. R+.
Câu 16: Công thức phân tử hợp chất hình thành giữa hai nguyên tố X (Z= 11) và Y(Z=16) là:
A. X2Y. B. XY. C. X3Y2. D. XY2.
Câu 17: Số oxi hóa của P trong phân tử H3PO4 là
A. +5. B. 0. C. +3. D. -3.
Câu 18: Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Phản ứng phân hủy. B. Phản ứng hóa hợp.
C. Phản ứng trao đổi. D. Phản ứng thế trong hóa vô cơ.
B. TỰ LUẬN
Câu 1: Cân bằng phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron.
HNO3 + Mg → Mg(NO3)2 + NO2 + H2O.
Câu 2: Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 49 hạt. Trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 15 hạt.
a. Viết kí hiệu nguyên tử nguyên tố X.
b. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
c. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của oxit cao nhất và hợp chất khí với hidro của X.
Câu 3: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của m?
....
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề ôn tập HK1 môn Hóa học 10 năm 2019 - 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số nội dung khác tại đây:
- Đề ôn tập HK1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Gò Vấp
- Đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2018 - 2019 Trường THPT Đầm Dơi
- Đề ôn tập HK1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Du
Chúc các em học tập thật tốt!