Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ Văn 9 năm 2014 THCS Lâm Thao

 THCS LÂM THAO, PHÚ THỌ                                               

ĐỀ THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2013 – 2014

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kề thời gian phát đề)

Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)

Câu 1 (1 điểm)

Phân tích ngữ pháp từ đó xác định kiểu câu xét về cấu tạo trong những câu dưới đây:

  1. Tiếng suối chảy róc rách.
  2. Mõ lại thúc, trống lại giục và tù và lại inh ỏi thổi lên.

Câu 2 (3 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách tổng - phân - hợp phân tích hiệu quả sử dụng của phép tu từ trong hai câu thơ sau:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...”

(Quê hương - Tế Hanh, SGK Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục, trang 16, 17 )

Phần II. Tập làm văn (6 điểm)

Bộ mặt giả dối tráo trở, độc ác bất nhân của chính quyền thực dân Pháp qua đoạn trích: “Thuế máu” (Bán án chế độ thực dân Pháp - Nguyễn Ái Quốc, SGK Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục, trang 86,87, 88, 89, 90)


ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)

Câu 1

  • Phân tích đúng ngữ pháp: 0,5 điểm (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

a. Tiếng suối chảy /róc rách.

            CN                VN

b. Mõ /lại thúc, trống /lại giục (và) tù và /lại inh ỏi thổi lên.

   CN1   VN1    CN2        VN2       CN3          VN3

  • Xác định đúng kiểu câu: 0,5 điểm (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
    • Câu (a): Câu đơn
    • Câu (b): Câu ghép

Câu 2 (3 điểm)

a. Nội dung: (2,5 điểm)

  • Xác định đúng biện pháp tu từ: (0,5 điểm)
    • So sánh: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”
    • Nhân hóa: (Cánh buồm) “rướn thân”, “thâu góp gió
  • Phân tích được tích hiệu quả sử dụng của phép tu từ: (2 điểm)
    • So sánh: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
      • So sánh bất ngờ, độc đáo, mới lạ lấy sự vật cụ thể hữu hình (cánh buồm) so sánh với cái trừu tượng vô hình (mảnh hồn làng) → Vẻ đẹp vừa thân quen, gần gũi vừa thiêng liêng cao cả của cánh buồm. Cánh buồm như mang hơi thở, hồn vía của quê hương ⇒ Cánh buồm => Biểu tượng cho quê hương làng chài.
    • Nhân hóa: (Cánh buồm) rướn thân, thâu góp gió
      • Tạo ấn tượng về hình ảnh cánh buồm no gió đang căng mình băng về phía trước
      • Vẻ đẹp vừa thơ mộng, lãng mạn vừa khỏe khoắn, mạnh mẽ của cánh buồm.

→ Các phép tu từ tái hiện vẻ đẹp của cánh buồm, con thuyền trong chuyến ra khơi

⇒ Vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài; tình yêu, sự gắn bó sâu nặng của nhà thơ với quê hương; khơi gợi tình yêu, lòng tự hào về con người, cảnh vật quê hương

b. Hình thức

  • Đoạn văn đúng cấu trúc Tổng – phân - hợp: 0,5 điểm

 

Phần II. Tập làm văn ( 6 điểm)

1. Yêu cầu chung

a. Về kĩ năng

  • Biết cách làm bài văn nghị luận, biết vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận như phân tích, chứng minh, bình luận…đặc biệt có kĩ năng cảm nhận và phân tích tác phẩm truyện.
  • Bố cục bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, rõ luận điểm.
  • Văn viết có hình ảnh, cảm xúc, biết lựa chọn, bình dẫn chứng

b. Về kiến thức

  • Làm rõ được bộ mặt giả dối tráo trở, độc ác bất nhân của chính quyền thực dân Pháp qua đoạn trích: “Thuế máu

2. Yêu cầu cụ thể

Phần

Nội dung cần đạt

Điểm

 

Mở bài

  • Khái quát về tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc
  • Dẫn luận điểm và giới hạn phạm vi dẫn chứng: Đoạn trích “Thuế máu

 

0,5 đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thân bài

(5đ)

a. Khái quát chung

  • Xuất xứ: Đoạn trích “Thuế máu” thuộc chương I của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên năm 1925 tại Pa-ri ( Pháp)
  • Đoạn trích “Thuế máu” đã lột trần bộ mặt giả dối tráo trở, độc ác bất nhân của chính quyền thực dân Pháp với người dân các nước thuộc địa trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

 

 

 

0,5 đ

b. Phân tích, chứng minh

* Trước hết bộ mặt của chính quyền thực dân Pháp trong đoạn trích "Thuế máu" được hiện lên rõ nét qua sự giả dối tráo trở của chúng

Sự giả dối tráo trở được bộc lộ qua thái độ của chúng với người dân thuộc địa

  • Trước khi chiến tranh xảy ra:
    • Chúng coi thường khinh miệt, coi họ là giống người hạ đẳng, đối xử với họ như súc vật.
      • Dẫn chứng:
        • Cách gọi: Tên da đen bẩn thỉu, tên An-nam mít chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn
        • Thái độ khinh bỉ, đối xử với họ tàn nhẫn
  • Khi chiến tranh xảy ra:
    • Chúng lập tức đổi giọng từ khinh miệt mỉa mai sang tâng bốc vỗ về
      • Dẫn chứng
        • Cách gọi: “Con yêu”, “bạn hiền
        • Được phong: “Chiến sĩ bảo vệ công lí
    • Nghệ thuật tương phản, từ ngữ, giọng điệu trào phúng
    • Lột tả bộ mặt lừa bịp bỉ ổi: Ra sức phỉnh nịnh
    • Dụ dỗ người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc, biến họ thành vật hi sinh cho lợi ích của chúng
  • Khi chiến tranh kết thúc
    • Chúng quay lưng, trở mặt với người dân thuộc địa
      • Dẫn chứng
        • Dân bản xứ trở lại “giống người bẩn thỉu
        • Đón chào nồng nhiệt: “Không cần nữa, cút đi!

→ Từ ngữ mỉa mai, nghệ thuật tương phản

⇒ Khắc họa rõ nét sự tráo trở, bịp bợm, giả nhân giả nghĩa. Chúng lợi dụng xương máu người dân thuộc địa để tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa-> bộ mặt xấu xa, đáng ghê tởm của chúng

Sự giả dối tráo trở của chúng còn được hiện lên qua thủ đoạn bắt lính

  • Chúng tự rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa
    • Dẫn chứng: Các bạn đã tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hương, hiến xương máu, cánh tay...
  • Sự thực: Chúng phải dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe bỉ ổi để dọa nạt, cưỡng bức, lùng ráp, vây bắt người dan thuộc địa bắt họ phải đi lính
    • Dẫn chứng:
      • Tóm người khỏe mạnh, đòi con nhà giàu, giam cổ họ, bắt họ chọn một trong hai con đường: Đi lính hoặc xì tiền.
      • Xích tay, nhốt, canh gác, đạn lên nòng sẵn
  • Người dân thuộc địa tìm đủ mọi cách trốn lính kể cả việc tự làm cho mình nhiễm bệnh
    • Dẫn chứng: Tự sát vào mắt vôi sống, mủ bệnh lậu

→ Nghệ thuật tương phản, từ ngữ mỉa mai, giễu cợt

⇒ Tái hiện sinh động, gợi cảm bộ mặt bịp bợm, giả dối của chính quyền thực dân Pháp trong chế độ lính tình nguyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 đ

Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn năm 2014 trường THCS Lâm Thao - Phú Thọ. Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để tải tài liệu về máy. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập đầu năm và ra đề thi khảo sát cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp giúp các em có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt được kết quả thật cao trong kì thi cấp THCS.

-- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?