TRƯỜNG THCS&THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 11
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. (1)
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. (2)
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. (3)
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Anh/chị nêu nội dung của văn bản đọc hiểu trên.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất (1)?
Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc bằng đoạn văn 5 – 7 dòng.
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có trở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
.............HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Câu 1.
Phương thức biểu đạt: nghị luận
Câu 2.
Khẳng định tầm quan trọng của đức tính khiêm tốn trong cuộc sống.
Câu 3.
- Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm,…
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của đức tính khiêm tốn.
Câu 4.
Học sinh rút ra thông điệp sau khi đọc đoạn trích:
Có thể trình bày theo hướng:
- Đoạn trích là bài học sâu sắc giúp ta hiểu rằng: khiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người.
- Muốn thành công trên con đường đời, mỗi người cần trang bị lòng khiêm tốn.
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1:
1. Giải thích
- Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác.
- Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra.
=> Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống.
2. Phân tích
- Con người phải luôn khiêm tốn vì: cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi.
- Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người:
- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông rộng, được mọi người yêu quý.
- Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người.
3. Bàn luận, mở rộng
Khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin
4. Bài học và liên hệ bản thân
- Trân trọng những người khiêm tốn. Phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người khác.
- Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.
Câu 2:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử
- Giới thiệu chung về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (vị trí, hoàn cảnh sáng tác)
2. Phân tích
a. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”
Hai cách hiểu:
- Đó là lời của người con gái thôn Vĩ Dạ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng. Nhân vật “anh” chính là Hàn Mặc Tử.
- Có thể hiểu đây là lời của Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử phân thân và tự hỏi chính mình.
=> Câu thơ mở đầu có chức năng như lời dẫn dắt, giới thiệu người đọc đến với thôn Vĩ của người con gái mà thi nhân thương nhớ.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---