TRƯỜNG THCS PHAN HUY CHÚ | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài: 45 phút |
Phần I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Em hãy lựa chọn phương án đúng nhất.
Câu 1. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là
A. rắn, lỏng, khí. B. khí, lỏng, rắn.
C. lỏng, khí, rắn D. lỏng, rắn, khí.
Câu 2. Ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt có một khe hở là vì
A. chiều dài của thanh ray không đủ. B. để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. D. không thể hàn hai thanh ray được.
Câu 3 . Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là :
A.100o C B. 42o C
C. 37o C D. 20o C
Câu 4. Khi làm nước đá, các quá trình chuyển thể xảy ra là
A. rắn - lỏng. B. lỏng - rắn - lỏng.
C. lỏng - rắn. D. rắn - lỏng - rắn.
Câu 5. Sự ngưng tụ là sự chuyển một chất từ:
A. Thể lỏng sang thể hơi. B. Thể lỏng sang thể rắn.
C. Thể rắn sang thể lỏng D. Thể hơi sang thể lỏng.
Câu 6. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì?
A.Tăng dần lên B. Không thay đổi
C. Giảm dần đi D. Có lúc tăng, có lúc giảm
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
- Sự bay hơi là gì? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b. Để làm muối người ta cho nước biển chảy vào trong ruộng, nước trong nước biển bay hơi còn muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Tại sao?
Câu 2 (2 điểm): Hãy tìm một ví dụ về hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, nóng chảy, đông đặc.
Câu 3 (1 điểm): Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm ?
Câu 4 (2 điểm): Tính:
- 20oC bằng bao nhiêu oF?
- 176oF bằng bao nhiêu oC?
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÝ 6
Phần I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | C | B | C | D | B |
Điểm | 0,5 đ | 0,5 đ | 0,5 đ | 0,5 đ | 0,5 đ | 0,5 đ |
Phần II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
Câu 1 2 điểm | a. - Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào: Nhiệt độ, tốc độ gió, diện tích mặt thoáng chất lỏng. b. Để nhanh thu hoạch được muối cần thời tiết nắng nóng và có gió. Vì nhiệt độ càng cao, gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi của nước biển nhanh. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
Câu 2 2 điểm | Ví dụ: - Hiện tượng nóng chảy : 1 que kem đang tan, 1 cục nước đá để ngoài trời nắng, đốt nóng 1 ngọn nến,… - Hiện tượng đông đặc: đặt 1 lon nước vào ngăn đá của tủ lạnh, nước đóng thành băng,… - Hiện tượng bay hơi: phơi quần áo, nước mưa trên đường biến mất khi mặt trời xuất hiện,… - Hiện tượng ngưng tụ: sự tạo thành mây, sương mù,… (HS có thể tìm một ví dụ khác) |
0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
Câu 3 1 điểm | Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ lại tạo thành các giọt sương đọng trên lá. | 1đ |
Câu 4 2 điểm | ... |
...
---Để xem tiếp đáp án của Đề kiểm tra HK2 môn Vật lý 6 trường THCS Phan Huy Chú, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra HK2 môn Vật lý 6 trường THCS Phan Huy Chú có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Đề ôn tập Học kì 2 môn Vật lý 6 năm học 2019-2020 trường THCS Trần Huy Liệu có đáp án
-
Đề ôn tập kiểm tra HK2 môn Vật lý 6 có đáp án chi tiết năm 2020 trường THCS Trần Cao Vân
Chúc các em học tập tốt !