Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học 7 năm 2020 - Phòng GD&ĐT huyện Phú Hòa có đáp án

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ HÒA

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học 2019 – 2020

Môn: Sinh học 7; Thời gian 45'

(Không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm). Em hãy lựa chọn đáp án đúng

1.1 (0,5 điểm). (Lựa chọn 2 đáp án) Đặc điểm nào của hệ hô hấp chứng tỏ sự thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước?

A. Xuất hiện phổi. Hô hấp nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng.

B. Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp.

C. Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn.

D. Có hệ thống mao mạch dày đặc dưới da, có nhiệm vụ vận chuyển máu đi nuôi cơ thể và không tham gia hô hấp.

1.2 (0,25 điểm) Ở ý nào toàn các đại diện thuộc lớp bò sát?

A. Rắn ráo, rùa núi vàng, cá sấu                     B. Cá sấu, đà điểu

C. Rắn hổ mang, chim bồ câu                         D. Thằn lằn, thạch sùng, ếch

1.3 (0,25 điểm) Đặc điểm nào ở hệ hô hấp của lớp chim thích nghi với đời sống bay?

A. Hệ thống túi khí và phổi tách riêng biệt.

B. Phổi chia nhiều thùy, không có túi khí

C. Hệ hô hấp của chim có thêm túi khí thông với phổi.

D. Chỉ có phổi tham gia vào quá trình hô hấp, túi khí giữ thăng bằng.

Câu 2: (1 điểm). Em hãy sử dụng các cụm từ gợi ý để hoàn thiện nội dung sau: (Cụm từ gợi ý: đỏ tươi; 2 vòng tuần hoàn; tim 4 ngăn; túi phổi nhỏ)

            Thỏ có cấu tạo nội quan hoàn thiện: Phổi có nhiều ...(1)... làm tăng diện tích trao đổi khí; Có ...(2)... với ....(3)... hoàn chỉnh (giống chim), máu đi nuôi cơ thể là máu...(4)...

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 3: (1 điểm) Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của bò sát thích nghi với đời sống trên cạn?

Câu 4: (1,5 điểm) Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay lượn?

Câu 5: (1,5 điểm) Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của Thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?

Câu 6: (1 điểm) Em hãy so sánh được hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính ở động vật?

Câu 7: (1 điểm) Em hãy nêu các nguy cơ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học? Em hãy đề ra một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

Câu 8: (2 điểm) Biện pháp đấu tranh sinh học

            Biện pháp đấu tranh sinh học bao gồm cách sử dụng những thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh cho sinh vật gây hại nhằm hạn chế tác động của sinh vật gây hại.

            Trong thực tiễn để tránh muỗi truyền bệnh, người ta hay thả cá đuôi cờ trong các vại, bể, chum đựng nước. Vậy người ta làm như vậy có mục đích gì? Cá đuôi cờ được gọi là gì?

Đáp án Đề kiểm tra HK2 Sinh học 7 năm 2020

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu

1

2

1.1

1.2

1.3

Đáp án

A,B

A

C

(1): túi phổi nhỏ

(2): 2 vòng tuần hoàn

(3): tim 4 ngăn

(4): đỏ tươi

Điểm

Mỗi ý đúng chấm 0,25

0,25

0,25

Mỗi ý đúng chấm 0,25

 II. Tự luận (8 điểm)

Câu 3: (1 điểm) Các đặc điểm

  • Da khô, có vảy sừng bao bọc                                                           0,25 điểm
  • Có cổ dài, mắt có mi cử động, có nước mắt                                    0,25 điểm
  • Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu                                      0,25 điểm
  • Thân dài, đuôi rất dài, bàn chân có 5 ngón có vuốt                         0,25 điểm

Câu 4: (1,5 điểm) Các đặc điểm:

  • Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phổi                         0,5 điểm
  • Tim 4 ngăn nên máu không bị pha trộn                                           0,5 điểm
  • Không có bóng đái, ở chim mái chỉ có 1 buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển. 0,5 điểm

Câu 5: (1,5 điểm) Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù:

  • Bộ lông: lông mao, dày, xốp                                                             0,5 điểm
  • Chi: có vuốt, 2 chi sau dài khỏe                                                        0,5 điểm
  • Cơ quan: Tai: có khả năng cử động, thính, vành tai to, mũi: thính, lông xúc giác, nhạy bén. Mắt: mi mắt cử động + có lông mi                                              0,5 điểm

Câu 6: (1 điểm) So sánh được hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của TBSD đực và TBSD cái, con sinh ra từ 1 phần cơ thể mẹ

Là hình thức sinh sản có sự kết hợp của TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 7: (1 điểm)

* Nguy cơ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học:

  • Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của ĐV.                   0,25 điểm
  • Săn bắt buôn bán động vật hoang dại cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc BVTV, các chất thải nhà máy, khai thác dầu khí, giao thông biển.                                                 0,25 điểm

* Một số biện pháp:

  • Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi. Cấm săn bắt, buôn bán ĐV.    0,25 điểm
  • Đẩy mạnh bảo vệ môi trường.                                                            0,25 điểm

Câu 8: (2 điểm) GV chấm theo ý hiểu của học sinh

  • Người ta thả cá đuôi cờ để cá ăn bọ gậy - tránh việc muỗi đẻ trứng phát triển thành bọ gậy và biến thành muỗi gây bệnh cho con người.                                 1 điểm
  • Cá đuôi cờ được gọi là thiên địch.                                                        1 điểm
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra HK2 môn Sinh học 7 năm 2020 - Phòng GD&ĐT huyện Phú Hòa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?