UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 | ||
TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM | Môn kiểm tra: Sinh học 7 | ||
| Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Đặc điểm cơ quan sinh dục của Giun đũa là:
A. chưa phân hóa B. phân tính C. lưỡng tính D. cả câu B và C
Câu 2: Cách dinh dưỡng của ruột khoang?
A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Kí sinh D. Cả a và b
Câu 3: Đối tượng nào sau đây thuộc lớp sâu bọ phá hại cây trồng mà phải phòng trừ tiêu diệt ?
A. Ruồi. B. Châu chấu. C. Ong mật. D. Bọ ngựa
Câu 4: Nơi kí sinh của trùng kiết lị là:
A. Bạch cầu B. Máu C. Hồng cầu D. Ruột người
Câu 5: Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào?
A. Muỗi Anôphen. B. Muỗi Mansonia.
C. Muỗi Culex. D. Muỗi Aedes.
Câu 6: Vị trí kí sinh của trùng sốt rét trong cơ thể người là
A. trong máu. B. khoang miệng. C. ở gan. D. ở thành ruột.
Câu 7: Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh đc bệnh kiết lị?
A. Mắc màn khi đi ngủ. B. Diệt bọ gậy.
C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước. D. Ăn uống hợp vệ sinh.
Câu 8: Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung?
A. Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm.
B. Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo.
C. Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng,
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 9: Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn.
B. Có khả năng kết bào xác.
C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi.
D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 10: Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng
A. các xúc tu. B. các tế bào gai mang độc.
C. lẩn trốn khỏi kẻ thù. D. trốn trong vỏ cứng.
Câu 11: Thức ăn của trùng sốt rét là:
A. Vi khuẩn. B. Vụn hữu cơ. C. Hồng cầu D. Động vật nhỏ.
Câu 12: Trùng sốt rét có lối sống:
A. Bắt mồi. B. Tự dưỡng. C. Kí sinh. D. Tự dưỡng và bắt mồi.
Câu 13: Loại động vật nào sau đây ký sinh trên da người ?
A. Bọ cạp B. Cái ghẻ C. Ve bò D. Nhện đỏ
Câu 14: Châu chấu hô hấp bằng cơ quan nào?
A. Mang B. Hệ thống ống khí C. Hệ thống túi khí D. Phổi
Câu 15: Hệ tuần hoàn của châu chấu thuộc dạng:
A. Hệ tuần hoàn kín B. Hệ tuần hoàn hở
C. Tim hình ống dài có 2 ngăn D. Chưa có hệ tuần hoàn
Câu 16: Mực tự bảo vệ bằng cách nào?
A. Co rụt cơ thể vào trong vỏ B. Tiết chất nhờn
C. Tung hỏa mù để chạy trốn D. Dùng tua miệng để tấn công
Câu 17: Thức ăn của nhện là gì?
A. Vụn hữu cơ B. Sâu bọ C. Thực vật D. Mùn đất
Câu 18: Mai của mực thực chất là
A. khoang áo phát triển thành. B. tấm miệng phát triển thành.
C. vỏ đá vôi tiêu giảm. D. tấm mang tiêu giảm.
Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lá gan?
A. Miệng nằm ở mặt bụng.
B. Mắt và lông bơi tiêu giảm.
C. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng kém phát triển.
D. Có cơ quan sinh dục đơn tính.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây về sán lá gan là đúng?
A. Thích nghi với lối sống bơi lội tự do.
B. Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
C. Sán lá gan không có giác bám.
D. Sán lá gan có cơ quan sinh dục lưỡng tính.
Câu 21: Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khoẻ con người?
A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hoá, làm cơ thể suy nhược.
B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 22: Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
A. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.
B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.
C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây về giun đũa là đúng?
A. Có lỗ hậu môn. B. Tuyến sinh dục kém phát triển.
C. Cơ thể dẹp hình lá. D. Sống tự do.
Câu 24: Tấm lái ở tôm sông có chức năng gì?
A. Bắt mồi và bò. B. Lái và giúp tôm bơi giật lùi.
C. Giữ và xử lí mồi. D. Định hướng và phát hiện mồi.
Câu 25: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù.
B. Thu hút con mồi lại gần tôm.
C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm.
D. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.
Câu 26: Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở
A. đỉnh của đôi râu thứ nhất. B. đỉnh của tấm lái.
C. gốc của đôi râu thứ hai. D. gốc của đôi càng.
Câu 27: Chân hàm ở tôm sông có chức năng gì?
A. Bắt mồi và bò. B. Giữ và xử lý mồi.
C. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng. D. Lái và giúp tôm giữ thăng bằng.
Câu 28: Vỏ tôm được cấu tạo bằng
A. kitin. B. xenlulôzơ. C. keratin. D. collagen.
Câu 29: Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?
A. Chân bụng. B. Chân hàm. C. Chân ngực. D. Râu.
Câu 30: Để phòng bệnh giun kí sinh, phải:
A. Không tưới rau bằng phân tươi B. Tiêu diệt ruồi nhặng
C. Giữ gìn vệ sinh ăn uống D. Giữ vệ sinh môi trường
E. Tất cả đều đúng.
Đáp án phần trắc nghiệm đề kiểm tra HK1 môn Sinh học 7 năm 2019-2020
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | B | 7 | D | 13 | B | 19 | B | 25 | D |
2 | B | 8 | D | 14 | B | 20 | D | 26 | C |
3 | B | 9 | B | 15 | B | 21 | D | 27 | B |
4 | D | 10 | B | 16 | C | 22 | C | 28 | A |
5 | A | 11 | C | 17 | B | 23 | A | 29 | C |
6 | A | 12 | C | 18 | C | 24 | B | 30 | E |
{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học 7 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !