PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS TAM HƯNG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian giao đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2.0 điểm)
Ghi lại chữ cái đầu của phương án đúng:
Câu 1. Truyện truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào?
A. Có cốt lõi là sự thật lịch sử;
B. Có yếu tố hiện thực;
C. Có yếu tố kỳ ảo;
D. Thể hiện thái độ của nhân dân.
Câu 2. Điểm khác nhau giữa truyện Sọ Dừa và truyện Thạch Sanh là gì ?
A. Phương thức biểu đạt;
B. Chi tiết hoang đường;
C. Kết thúc có hậu;
D. Kiểu nhân vật trung tâm.
Câu 3. Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cùng thể loại ?
A. “Bánh chưng, bánh giầy”; “Thánh Gióng”; “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” ;
B. “Thầy bói xem voi”; “Ếch ngồi đáy giếng”; “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
C. “Cây bút thần”; “Sọ dừa”; “Ông lão đánh cá và con cá vàng”;
D. “Sự tích Hồ Gươm”; “Em bé thông minh”; “Đeo nhạc cho mèo”.
Câu 4. Nhân vật nào không phải là nhân vật chính trong truyện cổ tích?
A. Nhân vật bất hạnh.
B. Nhân vật thông minh.
C. Nhân vật ông tiên, ông bụt.
D. Nhân vật ngốc nghếch.
Câu 5. Truyện “Thánh Gióng” được xếp vào thể loại truyền thuyết vì truyện:
A. Giải thích một số hiện tượng
B. Kể về một nhân vật lịch sử
C. Giải thích lí do lập đền thờ Thánh Gióng
D. Giải thích sự kiện Thánh Gióng bay về trời.
Câu 6. Khi sử dụng ngôi thứ nhất để kể không thể:
A. Trực tiếp bộc lộ cảm xúc.
B. Kể những gì mình biết.
C. Kể linh hoạt, tự do.
D. Kể những gì mình thấy.
Câu 7. Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần?
A. Tất cả các bạn học sinh lớp 6;
B. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy;
C. Một lưỡi búa;
D. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo.
Câu 8. Tên người, tên địa danh được viết như thế nào?
A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
B. Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ.
C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng;
D. Không viết hoa tên đệm của người.
B. PHẦN TỰ LUẬN (8.0điểm)
Câu 1: (3đ) Điền vào bảng sau:
Với mỗi loại truyện dân gian hãy kể tên các văn bản đã học: tổng có ....... văn bản
TT | Truyền thuyết | Cổ tích | Ngụ ngôn |
1 | … | … | … |
2 | … | … | … |
3 | … | … | … |
4 | … | … | … |
5 | … | … | … |
Câu 2: (2đ) Cho biết vì sao:
a) “Thánh Gióng” là câu chuyện truyền thuyết.
b) “Sọ Dừa” là câu chuyện cổ tích.
Câu 3: (3đ) Viết bài văn ngắn kể về một người đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2.0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | D | D | C | A | C | A | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN (8.0điểm)
Câu 1: (3đ) Điền vào bảng sau:
- Với mỗi loại truyện dân gian hãy kể tên các văn bản đã học: Tổng có 14 văn bản (0,2đ)
- Kể đúng tên mỗi văn bản trong bảng 0,2đ.
TT | Truyền thuyết | Cổ tích | Ngụ ngôn |
1 | Con Rồng, cháu Tiên | Sọ Dừa | Ếch ngồi đáy giếng |
2 | Bánh chưng, bánh giầy | Thạch Sanh | Thầy bói xem voi |
3 | Thánh Gióng | Em bé thông minh | Đeo nhạc cho mèo |
4 | Sơn Tinh, Thủy Tinh
| Cây bút thần.
| Chân, tay, tai, mắt, miệng |
5 | Sự tích hồ Gươm
| Ông lão đánh cá và con cá vàng |
|
Câu | Phần | Nội dung | Điểm |
2 (2đ)
|
a
| Nói “Thánh Gióng” là câu chuyện truyền thuyết tiêu biểu vì: (1.0đ) | |
| 0.25 | ||
| 0.25 | ||
| 0.25 | ||
| 0.25 | ||
b | Nói “Sọ Dừa” là câu chuyện cổ tích tiêu biểu vì (1.0đ) | ||
| 0.25 | ||
| 0.25 | ||
| 0.5 |
Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2016 THCS Tam Hưng. Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để tải tài liệu về máy. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề kiểm tra khảo sát cuối kì cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt được kết quả cao trong kì kiểm tra cuối học kì. Chúc quý thầy cô và các em có buổi luyện đề hiệu quả!
-- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp