TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG | KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KÌ 2 Năm học 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ 10 Thời gian: 45p |
Bài 1:Câu nào sai ? Cung cấp nhiệt cho một khối chất lỏng thì:
A. thể tích của khối chất đó tăng
B. nhiệt độ của khối chất đó tăng
C. suất căng bề mặt giảm
D. thời gian cư trú của phân tử chất lỏng tăng
Bài 2: Phải làm theo cách nào để tăng độ cao của cột nước trong ống mao dẫn ?
A. Hạ thấp nhiệt độ của nước.
B. Dùng ống mao dẫn có đường kính lớn hơn
C. Pha thêm rượu vào nước
D. Dùng ống mao dẫn có đường kính nhỏ hơn.
Bài 3:Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?
A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.
Bài 4: Trong trường hợp nào độ dâng lên của chất lỏng trong ống mao dẫn tăng?
A. Gia tốc trọng trường tăng.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.
C. Tăng đường kính trong của ống mao dẫn.
D. Giảm đường kính trong của ống mao dẫn.
Bài 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?
A. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy 1kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.
B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/ kg).
C. Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Bài 6:Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hoà?
A. Hơi bão hoà là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
B. áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
C. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hoà giảm.
D. ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
Bài 7:Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.
A. Nhệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.
B. Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi.
C. Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg ).
D. Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = Lm trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng.
Bài 8:Chọn câu trả lời đúng. Trong sự nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:
A. Mỗi chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, không phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
B. Nhiệt độ đông đặc của chất rắn kết tinh không phụ thuộc áp suất bên ngoài
C. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều kiện áp suất xác định.
D. Mỗi chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng sẽ đông đặc ở nhiệt độ đó.
Bài 9:Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 2,8.103 J/Kg.
A. Khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. Mỗi Kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
C. Khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103J để hoá lỏng.
D. Mỗi Kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.103J khi hoá lỏng hoàn toàn.
Bài 10: Trong khoảng thời gian một vật rắn đang nóng chảy, nhiệt lượng mà vật thu vào có tác dụng nào kể sau?
A. Làm tăng vận tốc dao động của các hạt quanh vị trí cân bằng
B. Phá vỡ cấu trúc mạng tinh thể
C. Làm tăng vận tốc chuyển động hỗn loạn của các hạt
D. A, B, C đều đúng
Bài 11:Một thanh ray đường sắt dài 15m ở nhiệt độ 25 oC. Phải có một khe hở bao nhiêu giữa hai đầu thanh ray để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng đến 60 oC thì vẫn đủ chổ cho thanh dãn ra. Cho hệ số nở dài của thép là 11,4.10-6 K-1.
A. 5,9 mm
B. 6,8 mm
C. 8,6 mm
D. 9,5 mm
Bài 12:Một thanh kim loại có chiều dài 20 m ở nhiệt độ 20 oC, có chiều dài 20,015 m ở nhiệt độ 45 oC. Hệ số nở dài của thanh kim loại là:
A. 2.10-5 K-1.
B. 2,5.10-5 K-1.
C. 3.10-5 K-1.
D. 4.10-5 K-1.
Bài 13:Ở nhiệt độ 0 oC tổng chiều dài của thanh đồng và thanh sắt là l0 = 5 m. Hiệu chiều dài của chúng ở cùng nhiệt độ bất kỳ nào cũng không đổi. Tìm chiều dài của mỗi thanh ở 0 oC. Biết hệ số nở dài của đồng là 18.10-6 K-1, của sắt là 12.10-6 K-1.
A. l0s = 3 m; l0đ = 2 m
B. l0s = 3,5 m; l0đ = 1,5 m
C. l0s = 4 m; l0đ = 1 m
D. l0s = 1 m; l0đ = 4 m
Bài 14:Một quả cầu có mặt ngoài hoàn toàn không bị dính ướt. Bán kính quả cầu là 0,2 mm. Suất căng mặt ngoài của nước là 73.10-3 N/m. Bỏ qua lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu. Quả cầu có trọng lượng bằng bao nhiêu thì nó không bị chìm?
A. P ≤ 9,2.10-5 N
B. P > 5,2.10-5 N
C. P ≤ 9,9.10-5 N
D. P ≥ 5,2.10-5 N
Bài 15:Cần cung cấp một nhiệt lượng bằng bao nhiêu để làm cho m = 200 g nước lấy ở t1 = 10 oC sôi ở t2 = 100 oC và 10 % khối lượng của nó đã hóa hơi khi sôi. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4190 J/kg.K và nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,26.106 J/kg. Chọn đáp án đúng.
A. 129525 J.
B. 110610 J.
C. 120620 J.
D. 130610 J.
Bài 16:Một phòng có kích thước V =100 m3, ban đầu không khí trong phòng có nhiệt độ 30 oC và có độ ẩm f = 60%, sau đó người ta dùng máy lạnh để hạ nhiệt độ trong phòng xuống còn 20 oC. Muốn giảm độ ẩm không khí trong phòng xuống còn f’ = 40% thì phải cho ngưng tụ bao nhiêu gam nước. Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 30 oC và 20 oC lần lượt là A = 30,3 g/m3 và A’ = 17,3 g/m3. Chọn đáp án đúng.
A. 1126 g
B. 1818 g
C. 1525 g
D. 1881 g
Bài 17:Trong một bình kín thể tích V = 0,5 m3 chứa không khí ẩm ở nhiệt độ không đổi, có độ ẩm tương đối f1 = 50%. Khi làm ngưng tụ khối lượng ∆m = 1 gam hơi nước thì độ ẩm tương đối còn lại f2 = 40%. Hãy xác định độ ẩm cực đại của không khí ở trong bình ở nhiệt độ đó. Bỏ qua thể tích hơi nước ngưng tụ trong bình.
A. A = 30g/m3
B. A = 25g/m3
C. A = 20g/m3
D. A = 15g/m3
Bài 18: Một dây làm bằng thép có chiều dài 3m, đường kính tiết diện ngang 0,4mm. Biết thép có suất Yâng là .Treo vào dây một vật có khối lượng 4kg. Lấy g = 10m/s2 Độ biến dạng của dây lúc này là:
A. 4,8 mm
B. 3,7mm
C. 8,5 mm
D. 7,3 mm
Bài 19:Một đèn chùm có khối lượng 120kg được treo bằng một sợi dây nhôm với giới hạn bền của nhôm là 1,1.108 Pa. Dây treo phải có tiết diện ngang là bao nhiêu để ứng suất kéo gây bởi trọng lượng của vật không vượt quá 20% giới hạn bền của vật liệu làm dây? Cho Enhôm = 7.107 Pa và lấy g = 10m/s2. Chọn đáp án đúng.
A. S ≥ 24 mm2
B. S = 50 mm2
C. S ≥ 54 mm2
D. S < 50 mm2
Bài 20: Một lá đồng có kích thước 0,6 x 0,5 (m2) ở 20 oC. Người ta nung nó lên đến 600 oC. Diện tích của nó tăng thêm bao nhiêu? Cho hệ số nở dài của đồng là 17.10-6.
A. 0,116 m2
B. 0,006 m2
C. 0,106 m2
D. 0,206 m2
...
---(Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của đề kiểm tra, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề kiểm tra Chương 7 môn Vật Lý 10 Trường THPT Tôn Đức Thắng có đáp án năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!