TRƯỜNG THPT CHI LĂNG | ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC THỜI GIAN 90 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1.(2,5 điểm)
1. Một hỗn hợp X gồm các chất: K2O, KHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Hoà tan hỗn hợp X vào nước, rồi đun nhẹ thu được khí Y, dung dịch Z và kết tủa M. Xác định các chất trong Y, Z, M và viết phương trình phản ứng minh họa.
2. Cho sơ đồ biến hóa:
Biết rằng A + HCl → D + G + H2O . Tìm các chất ứng với các chữ cái A, B…và viết các phương trình hóa học.
1. Hòa tan 3,38 gam oleum X vào lượng nước dư ta được dung dịch A. Để trung hòa \(\frac{1}{20}\) lượng dung dịch A cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 0,1 M . Tìm công thức của oleum.
2. Chỉ được dùng thêm 1 thuốc thử và các ống nghiệm, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận ra các dung dịch bị mất nhãn NaHSO4, Na2CO3, NaCl, BaCl2, Na2S.
Câu 3. (1,5 điểm)
1. Polime X chứa 38,4% cacbon; 56,8% clo và còn lại là hydro về khối lượng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X và gọi tên, cho biết trong thực tế X dùng để làm gì?
2. Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác. Hãy viết các phương trình phản ứng hoá học (ghi rõ điều kiện) để điều chế X nói trên.
Câu 4.(2 điểm)
Cho 6,72 lít hỗn hợp khí gồm một ankan và một olefin đi qua dung dịch Brom thấy khối lượng bình Brom tăng 4,2 gam và thoát ra 4,48 lít khí. Đốt cháy khí thoát ra thu được 8,96 lít khí CO2. Xác định công thức phân tử của các hiđrocacbon, biết thể tích các khí đo ở đktc.
Câu 5. (2 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 9,18 gam Al nguyên chất cần V lít dung dịch axit HNO3, nồng độ 0,25M, thu được một khí X và một dung dịch muối Y. Biết trong X số nguyên tử của nguyên tố có sự thay đổi số oxihóa là 0,3612.1023 (số Avogadro là 6,02.1023). Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y tạo ra một dung dịch trong suốt cần 290 gam dung dịch NaOH 20%.
1. Xác định khí X và viết các phương trình phản ứng xảy ra?
2. Tính V?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
Xác định Y, Z, M:
- Đặt số mol mỗi chất = a(mol)
K2O + H2O → 2KOH ;
a 2a (mol)
KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O
a a a (mol)
NH4Cl + KOH → KCl + NH3 + H2O
a a (mol)
BaCl2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KCl
a a (mol)
Vậy : Y là NH3 ; dung dịch Z : KCl ; M : BaCO3
Vì A + HCl → D + G + H2O và A bị khử thành Fe nên A là Fe3O4; D là FeCl2 ; E là Cl2 ;, G là FeCl3.
Các chất khử X là H2, Y là CO, Z là C
Các phương trình hoá học :
1. Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O
2. Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2
3. Fe3O4 + 2C → 3Fe + 2CO2
4. Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
5. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
Câu 2. (2,0 điểm)
Gọi công thức của oleum là H2SO4.nSO3 , a mol trong 3,38 g
H2SO4. nSO3 + nH2O → (n+1) H2SO4
a (n+1)a
Phản ứng trung hòa
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
\(\frac{{(n + 1)}}{{20}}a\) \(2\frac{{(n + 1)}}{{20}}a\)
\(2\frac{{(n + 1)}}{{20}}a\) = 0,04.0,1 = 0,004
\(\left\{ \begin{align}
& \text{(n+1)a=0,04} \\
& \text{(98+80n)a=3,38} \\
\end{align} \right.\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{align}
& \text{n=3} \\
& \text{a=0,01} \\
\end{align} \right.\)
Công thức oleum: H2SO4.3H2O.
Dùng Zn nhận ra NaHSO4 do có bọt khí tạo thành
PTHH: Zn + NaHSO4 → ZnSO4 + Na2SO4 + H2
Dùng NaHSO4 để nhận ra BaCl2 do tạo thành kết tủa trắng của BaSO4 , nhận ra Na2S do tạo thành khí có mùi trứng thối (H2S)
PTHH: 2NaHSO4 + BaCl2 → Na2SO4 + HCl + BaSO4
2NaHSO4 + Na2S → 2 Na2SO4 + H2S
Dùng BaCl2 để nhận ra Na2CO3 do tạo thành kết tủa trắng của BaCO3
PTHH: BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
còn lại là dd NaCl.
Câu 3: Đặt CTTQ của X : CxHyClz %H = 100 - (38,4 + 56,8) = 4,8 %
Ta có tỷ lệ x : y : z = \(\frac{{38,4}}{{12}}:\frac{{4,8}}{1}:\frac{{56,8}}{{35,5}}\) = 3,2 : 4,8 : 1,6 = 2 : 3 : 1
Vì X là polyme nên công thức phân tử X: (C2H3Cl)n
CTCT X: (-CH2 - CHCl- )n → Poly(vinyl clorua) (PVC)
Trong thực tế X dùng làm da nhân tạo, dép nhựa, ống nhựa dẫn nước, dụng cụ thí nghiệm...
\(\text{2C}{{\text{H}}_{\text{4}}}\xrightarrow[\text{lln}]{\text{150}{{\text{0}}^{\text{0}}}\text{C}}\text{CH}\equiv \text{CH+2}{{\text{H}}_{\text{2}}}\)
\(\begin{align}
& \text{CH}\equiv \text{CH+HCl}\to \text{C}{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{=CHCl} \\
& \text{n(C}{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{=CHCl)}\xrightarrow{{{\text{t}}^{\text{0}}}\text{,p,xt}}{{\left( \text{-C}{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{-CHCl-} \right)}_{\text{n}}} \\
\end{align}\) (PVC)
Câu 4: Đặt CTPT của ankan là CmH2m+2 (m ≥ 1)
Đặt CTPT của olefin là CnH2n (n≥ 2)
Khi cho hỗn hợp khí qua dung dịch Brom chỉ có olefin tham gia phản ứng
CnH2n + Br2 → CnH2nBr2 (1)
nolefin = \(\frac{6,72-4,48}{2,24}\)= 0,1 mol , Dmbình brom = molefin = 4,2 (g).
Molefin = 42 Þ 14.n = 42 Þ n= 3 Vậy CTPT của olefin là C3H6
Khi cho hỗn hợp qua dung dịch Brom xảy ra hai trường hợp
TH 1: Brom dư khi đó khí thoát ra là ankan → nankan = 0,2 mol
CmH2m+2 + \(\frac{3m+1}{2}\)O2 → mCO2 + (m+1)H2O
Theo bài ra \(_{{{n}_{C{{O}_{2}}}}}\) = 0,4 → m = 2 → CTPT của ankan là C2H6
TH 2: Brom thiếu trong phản ứng (1) khi đó khí thoát ra là ankan và olefin
Đặt CTPT chung của 2 chất là CxHy
CxHy + (x + \(\frac{y}{4}\))O2 → x CO2 + \(\frac{y}{2}\)H2O
Theo bài ra x = $\frac{0,4}{0,2}$ = 2. Mà n =3> 2 nên m< 2 → m=1 Vậy CTPT của ankan là CH4
Vậy CTPT của các hidrocacbon là CH4 và C3H6 hoặc C2H6 và C3H6.
Câu 5: * Theo đầu bài: Số mol Al = số mol cation Al3+ trong dd =0,34 mol.
Al3+ + 4OH- → AlO2- + 2H2O
→ \({{\text{n}}_{\text{NaOH/pu}}}\text{=4x0,34=1,36mol}{{\text{n}}_{\text{NaOH/bd}}}\text{=}\frac{\text{20}}{\text{100}}\frac{\text{290}}{\text{40}}\text{=1,45mol}\) nên trong dung dịch muối Y phải còn một muối nữa tác dụng với dung dịch NaOH, đó là muối NH4NO3.
* Xác định khí X.
NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 + H2O
\({{\text{n}}_{\text{N}{{\text{H}}_{\text{4}}}\text{N}{{\text{O}}_{\text{3}}}}}\text{=1,45-1,36=0,09mol}\)
Trong khí X \({{\text{n}}_{\text{N}}}\text{=}\frac{\text{0,3612}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{23}}}}{\text{6,02}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{23}}}}\text{=0,06mol}\)
Áp dụng định luật bảo toàn electron để tìm được khí X là N2 với \({{\text{n}}_{{{\text{N}}_{\text{2}}}}}\text{=0,03mol}\)
Học sinh phải viết đủ các phương trình phản ứng
* Tính V.
Áp dung định luật bảo toàn nguyên tố với nitơ
\({{\text{n}}_{\text{HN}{{\text{O}}_{\text{3}}}}}\text{=3x0,34+0,06+2x0,09=1,26mol}\)
V=\(\frac{\text{1,26}}{\text{0,25}}\text{=5,04 lit}\)
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (2,75 điểm)
1. Chỉ dùng một hoá chất, trình bày cách phân biệt: Kaliclorua, amoninitrat và supephotphat kép.
2. Cho hỗn hợp A gồm Mg, Fe vào dung dịch B gồm Cu(NO3)2, AgNO3. Lắc đều cho phản ứng xong thu được hỗn hợp rắn C gồm 3 kim loại và dung dịch D gồm 2 muối. Trình bày phương pháp tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp C và tách riêng từng muối ra khỏi dung dịch D.
3. a. Từ nguyên liệu là quặng apatit, quặng pirit, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng điều chế supephotphat đơn và supephotphat kép.
b. Trong phòng thí nghiệm có hỗn hợp Na2CO3.10H2O và K2CO3 (các phương tiện, hóa chất cần thiết có đủ).Bằng cách nào xác định được % khối lượng các chất trong hỗn hợp trên.
Câu 2. ( 2,75 điểm)
1. Xác định các chất trong dãy biến hoá sau, biết rằng Y là chất vô cơ, các chất còn lại là chất hữu cơ:
Biết rằng: R-CH=CH-OH (không bền) → R-CH2- CHO
R-CH2-CH(OH)2 (không bền) → R-CH2-CHO.
R là gốc hiđrocacbon hoặc nguyên tử H.
2. Có 3 chất lỏng là rượu etylic, benzen và nước. Trình bày phương pháp đơn giản để phân biệt chúng.
3. Hợp chất hữu cơ A mạch hở chứa C,H,O có khối lượng mol bằng 60 gam. Tìm công thức phân tử , viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của A. Xác định công thức cấu tạo đúng của A, biết rằng A tác dụng được với NaOH và với Na kim loại.
Câu 3. (3,0 điểm )
1. A là axit hữu cơ mạch thẳng, B là rượu đơn chức bậc một, có nhánh. Khi trung hoà hoàn toàn A thì số mol NaOH cần dùng gấp đôi số mol A. Khi đốt B tạo ra CO2 và nước có tỷ lệ số mol tương ứng là 4:5. Khi cho 0,1 mol A tác dụng với B, hiệu suất 73,5% thu được 14,847 gam chất hữu cơ E. Xác định công thức cấu tạo của A, B, E.
2. Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ C,D mạch hở không tác dụng với dung dịch Br2 và đều tác dụng với dung dịch NaOH. Tỷ khối hơi của X đối với H2 bằng 35,6.
Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thì thấy phải dùng 4 gam NaOH, phản ứng cho ta một rượu đơn chức và hai muối của axit hữu cơ đơn chức. Nếu cho toàn thể lượng rượu thu được tác dụng với Na dư có 672ml khí (đktc) thoát ra.
Xác định CTPT và CTCT của C,D.
Câu 4. (1,5 điểm)
Chất A là một loại phân đạm chứa 46,67% nitơ. Để đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam A cần 1,008 lít O2
(ở đktc). Sản phẩm cháy gồm N2, CO2, hơi H2O, trong đó tỷ lệ thể tích VCO2 : VH2O = 1 : 2.
1. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của A. Biết rằng công thức đơn giản nhất của A cũng là công thức phân tử.
2. Trong một bình kín dung tích không đổi 11,2 lít chứa O2 (đktc) và 0,9 gam A. Sau khi đốt cháy hết chất A, đưa bình về nhiệt độ ban đầu.
a. Tính thể tích các chất thu được sau phản ứng (ở đktc).
b. Cho tất cả khí trong bình đi từ từ qua 500ml dung dịch NaOH 20% (d=1,2g/ml). Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch thu được, biết rằng khi cho khí qua dung dịch NaOH thì nước bay hơi không đáng kể.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (3,5 điểm). Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp các chất: BaO, CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng (các chất có số mol bằng nhau). Kết thúc các phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Cho X vào H2O (lấy dư) thu được dung dịch E và phần không tan Q. Cho Q vào dung dịch AgNO3 (số mol AgNO3 bằng hai lần tổng số mol các chất trong hỗn hợp ban đầu) thu được dung dịch T và chất rắn F. Lấy khí Y cho sục qua dung dịch T được dung dịch G và kết tủa H.
1. Xác định thành phần các chất của X, Y, E, Q, F, T, G, H.
2.Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 2 (2,5 điểm). Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
1. Cho Na vào dung dịch CuSO4.
2. Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3.
3. Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
4. Cho rất từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3 và khuấy đều.
Câu 3 (4,0 điểm). 1. Axit CH3 – CH = CH – COOH vừa có tính chất hóa học tương tự axit axetic vừa có tính chất hóa học tương tự etilen. Viết các phương trình hóa học xảy ra giữa axit trên với: K, KOH, C2H5OH (có mặt H2SO4 đặc, đun nóng) và dung dịch nước brom để minh họa nhận xét trên.
2. Cho sơ đồ biến hóa:
A → B → C → D → E → F → G → H
Hãy gán các chất: C4H10, CH4, C2H4, C2H2, CH3COONa, CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5, CH2=CHCl ứng với các chữ cái (không trùng lặp) trong sơ đồ trên và viết các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ biến hóa đó.
Câu 4 (5,0 điểm). Cho x gam một muối halogen của một kim loại kiềm tác dụng với 250 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp sản phẩm A trong đó có một khí B (mùi trứng thối). Cho khí B tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 (dư) thu được 47,8 gam kết tủa màu đen. Phần sản phẩm còn lại, làm khô thu được 342,4 gam chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 139,2 gam muối M duy nhất.
1. Tính CM của dung dịch H2SO4 ban đầu.
2. Xác định công thức phân tử muối halogen.
3. Tính x.
Câu 5 (5,0 điểm). Cho hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (ở điều kiện thường). Trong phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết đôi, trong đó có 2 chất với thành phần phần trăm thể tích bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít O2 thu được 3,136 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích khí đều đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 0,02 M, thu được 2,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 0,188 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu thêm 0,2 gam kết tủa nữa (Cho biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn).
1. Tính m và thể tích dung dịch Ca(OH)2 đã dùng.
2. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của 3 hidrocacbon.
3. Tính thành phần % thể tích của 3 hidrocacbon trong hỗn hợp X.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (4,0 điểm)
1.1. Cho các chất: C6H6 (l) (benzen); CH3-CH2-CH3 (k); CH3-C≡CH (k); CH3-CH=CH2 (k); SO2 (k); CO2 (k); FeSO4 (dd); saccarozơ (dd). Chất nào có thể làm nhạt màu dung dịch nước brom, giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học (nếu có).
1.2. Viết phương trình phản ứng hóa học (nếu có) khi tiến hành nhiệt phân lần lượt các chất rắn sau: KNO3; NaHCO3; Al(OH)3; (NH4)2HPO4.
Câu 2: (4,0 điểm)
a. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của tất cả các chất ứng với công thức phân tử C2H4Cl2.
b. Đốt cháy hoàn toàn 3,465gam C2H4Cl2 bằng lượng khí oxi dư, thu được hỗn hợp X (chỉ gồm CO2; O2 dư; hơi nước và khí hiđroclorua). Dẫn từ từ toàn bộ lượng X thu được vào bình kín chứa 798,8587gam dung dịch Ca(OH)2 0,88%, phản ứng xong thu được dung dịch Y. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch Y?
Yêu cầu: Các kết quả tính gần đúng (câu 2 phần b), được ghi chính xác tới 04 chữ số phần thập phân sau dấu phẩy theo quy tắc làm tròn số của đơn vị tính quy định trong bài toán.
Câu 3: (2,5 điểm)
Nhỏ từ từ dung dịch chỉ chứa chất tan KOH cho đến dư vào lần lượt từng ống nghiệm có chứa các dung dịch (riêng biệt) sau: HCl (có hòa tan một giọt phenolphtalein); MgSO4; Al(NO3)3; FeCl3; Ca(HCO3)2. Giải thích hiện tượng thu được, viết phương trình phản ứng hóa học minh họa.
Câu 4: (2,5 điểm)
Cho 37,95gam hỗn hợp bột X (gồm MgCO3 và RCO3) vào cốc chứa 125,0gam dung dịch H2SO4 a% (loãng). Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y; chất rắn Z và 2,8lít (ở đktc) khí CO2.
Cô cạn dung dịch Y được 6,0gam muối khan, còn nung chất rắn Z tới khối lượng không đổi chỉ thu được 30,95gam chất rắn T và V lít (ở 5460 C; 2,0 atm) khí CO2.
a. Tính: a (%); khối lượng (gam) chất rắn Z và V (lít)?
b. Xác định kim loại R, biết trong X số mol của RCO3 gấp 1,5 lần số mol MgCO3.
Câu 5: (3,0 điểm)
Chia 800ml dung dịch hỗn hợp A gồm FeCl3 0,1M và HCl 0,075M thành hai phần (A1 và A2) bằng nhau.
a. Cho từ từ dung dịch NaOH 0,75M vào A1 cho đến khi vừa kết tủa hết lượng sắt (III) có trong A1 thì thấy dùng hết V (ml) và thu được dung dịch B. Tính V (ml) và nồng độ mol dung dịch B?
b. Cho m (gam) kim loại Mg vào A2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,344gam chất rắn D và 336ml khí H2 (ở đktc). Tính m (gam)?
Câu 6: (4,0 điểm)
6.1. Đốt cháy hoàn toàn m gam một hợp chất hữu cơ A (chỉ chứa các nguyên tố C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6gam CO2; 12,6gam H2O; 69,44lít N2 (ở đktc). Xác định m và công thức phân tử của A (biết trong không khí N2 chiếm 80% thể tích).
6.2. Một dãy chất gồm nhiều Hiđrocacbon được biểu diễn bởi công thức chung là CnH2n + 2 (n≥1 và Z). Hãy cho biết thành phần phần trăm theo khối lượng của Hiđro trong các chất biến đổi như thế nào (tăng hay giảm trong giới hạn nào) khi số nguyên tử Cacbon (giá trị n) tăng dần?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu I (2,0 điểm)
1. Hãy viết các phương trình phản ứng (có bản chất khác nhau) để điều chế muối.
2. Chỉ dùng thêm một chất, hãy nhận biết 5 chất rắn Al, FeO, BaO, ZnO, Al4C3 đựng trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Cho hai dung dịch loãng FeCl2 và FeCl3 (gần như không màu). Có thể dùng chất nào sau đây: dung dịch NaOH; nước brom; Cu; hỗn hợp dung dịch (KMnO4, H2SO4) để nhận biết hai dung dịch trên? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu II (2,5 điểm)
1.a.Viết các công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử sau: C5H10, C3H5Cl3.
b. Đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit C15H31COOH và C17H35COOH (có H2SO4 đậm đặc làm chất xúc tác) tạo thành hỗn hợp các este. Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có của các este.
2. Viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ sau:
Trong đó A là hợp chất hữu cơ; F là bari sunfat.
3. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Cu2S ; 0,05 mol FeS2 trong HNO3 loãng, vừa đủ thu được dung dịch Y(chỉ có muối sunfat) và khí NO. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y sẽ thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Câu III (2,0 điểm)
1. Hãy giải thích các trường hợp sau và viết các phương trình phản ứng:
a. Khí CO2 dùng dập tắt đa số các đám cháy, nhưng không dùng dập tắt đám cháy Mg.
b. Trong phòng thí nghiệm người ta đựng axit flohiđric trong bình bằng nhựa hay thuỷ tinh? Vì sao?
2. Khi nung hoàn toàn chất A thì thu được chất rắn B màu trắng và khí C không màu. Chất B phản ứng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch D làm đỏ phenolphtalein. Khí C làm vẩn đục dung dịch D. Khi cho B tác dụng với cacbon ở nhiệt độ cao thì thu được chất E và giải phóng khí F. Cho E phản ứng với nước thì thu được khí không màu G. Khí G cháy cho nước và khí C. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Cho 2 bình kín A, B có cùng thể tích và đều ở 00C. Bình A chứa 1 mol khí clo; bình B chứa 1 mol khí oxi. Cho vào mỗi bình 2,4 gam kim loại M có hoá trị không đổi. Nung nóng các bình để các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu. Sau phản ứng thấy tỉ lệ áp suất khí trong 2 bình A và B là (thể tích các chất rắn không đáng kể). Hãy xác định kim loại M.
Câu IV(1,5 điểm)
1. Hoà tan hoàn toàn một miếng bạc kim loại vào một lượng dư dung dịch HNO3 15,75% thu được khí NO duy nhất và a gam dung dịch X; trong đó nồng độ C% của AgNO3 bằng nồng độ C% của HNO3 dư. Thêm a gam dung dịch HCl 1,46% vào dung dịch X. Hãy xác định % AgNO3 tác dụng với HCl.
2. Dẫn H2 đến dư đi qua 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO nung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8 gam chất rắn. Mặt khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2M. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính % số mol của mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu V(2,0 điểm)
Đốt cháy một hiđrocacbon X ở thể khí với 0,96 gam khí oxi trong bình kín rồi cho các sản phẩm sau phản ứng lần lượt qua bình (1) chứa CaCl2 khan dư; bình (2) chứa 1,75 lít Ca(OH)2 0,01M. Sau thí nghiệm thấy ở bình (2) thu được 1,5 gam kết tủa và cuối cùng còn 0,112 lít khí duy nhất thoát ra (đo ở đktc). Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Chi Lăng, để xem nội dung đềy đủ, chi tiết vuii lòng truy cập vào hệ thống Chúng tôi!
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục khác tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Tiểu La
- Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Lý Thường Kiệt
- Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Đình Phùng
Chúc các em học tập tốt!