TRƯỜNG THPT THANH HÀ | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hiện tượng quan sát được khi thêm dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột là
A. Có hơi màu tím bay lên B. Dung dịch chuyển màu vàng
C. Dung dịch chuyển màu xanh đặc trưng D. Không có hiện tượng
Câu 2: Dung dịch AgNO3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. NaBr. C. NaI. D. NaF.
Câu 3: Cho 7,8g hỗn hợp Mg và MgCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được 4.48 lit hốn hợp khí ở đktc. Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 46.15 % B. 61.54 % C. 30.76 % D. 15.38 %
Câu 4: Cho cân bằng (trong bình kín) sau : CO2(k) + H2(k) → CO(k) + H2O(k) (DH > 0)
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng của hệ:
A. Áp suất B. Nồng độ CO2. C. Nồng độ H2O. D. Nhiệt độ
Câu 5: Phản ứng không xảy ra là:
A. Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.
B. Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
C. Sục khí SO2 vào nước brom.
D. Nhúng thanh sắt vào dung dịch HCl.
Câu 6: Cho các yếu tố sau: (a) Nồng độ chất; (b) Áp suất; (c) Xúc tác; (d) Nhiệt độ; (e) Diện tích tiếp xúc
Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là:
A. a, c, e. B. a, b, c, d. C. b, c, d, e. D. a, b, c, d, e
Câu 7: Chỉ ra đâu không phải là đặc điểm chung của tất cả các halogen ?
A. Liên kết trong phân tử halogen X2 là liên kết cộng hóa trị không cực
B. Các nguyên tố halogen đều có khả năng thể hiện các số oxi hoá –1, +1, +3, +5, +7.
C. Halogen là những phi kim điển hình đều có tính oxi hóa mạnh
D. Nguyên tử halogen dễ thu thêm 1 electron.
Câu 8: Các nguyên tố nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
A. 3s2 3p5 B. ns2 np5 C. 2s2 2p5 D. 4s2 4p5
Câu 9: Nhận định không đúng là:
A. Khí SO2 là một oxit axit
B. Axit H2SO4 đặc là axit có tính oxi hóa mạnh, tính háo nước
C. Khí H2S có mùi trứng thối
D. Pha loãng axit H2SO4đặc bằng cách rót từ từ nước vào axit.
Câu 10: Đun nóng 5,6 gam bột Fe và 1,6 gam bột lưu huỳnh trong bình kín không có không khí, sau phản ứng thu được m gam chất rắn X. Ngâm X trong dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí Y. Phần trăm theo thể tích của khí H2S trong Y là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
A. 50% B. 100% C. 75% D. 25%
Câu 11: Ở điều kiện thường brom là chất:
A. Rắn B. Khí. C. Lỏng. D. Không xác định
Câu 12: Chọn phát biểu sai:
A. Có thể dùng Ag để phân biệt O2 và O3 . B. O3 là một dạng thù hình của oxi.
C. O2 tan tốt trong nước. D. Tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2.
Câu 13: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl.
Khí Cl2 sinh ra thường có lẫn hơi nước và hidroclorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc. B. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3. D. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
Câu 14: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch H2SO4, Ba(OH)2, HCl là:
A. Dung dịch NaCl B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch Br2
Câu 15: Cho phản ứng: aFe + bH2SO4đặc → cFe2(SO4)3 + dSO2 + eH2O.
Tỉ lệ số nguyên tử bị khử và số nguyên tử bị oxi hóa là:
A. 1:3 B. 3:2 C. 2:3 D. 3:1
Câu 16: Để trung hòa hết 200 gam dung dịch HX (F, Cl, Br, I) nồng độ 14,6% người ta phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit ở trên là:
A. HF B. HCl C. HBr D. HI
Câu 17: Cho 4,48 lít SO2 tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị m?
A. 18,9g B. 20,8g C. 24,8g D. 23g
Câu 18: Khi bắt đầu phản ứng , nồng độ một chất là 0,024 mol/l . Sau 10 giây xảy ra phản ứng , nồng độ của chất đó là 0,022 mol/l. Tốc độ phản ứng trong trường hợp này là :
A. 0,0003 mol/l.s. B. 0,00025 mol/l.s. C. 0,00015 mol/l.s. D. 0,0002 mol/l.s.
Câu 19: Chất dùng làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ tia cực tím là:
A. S. B. O3 C. O2 D. SO2
Câu 20: Chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là:
A. H2SO4 đặc B. S C. H2S D. O2
II. PHẦN TỰ LUẬN:(4,0 điểm)
Câu 1(2,5 điểm):Cho 13,8 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thu được 10,08 lít khí
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp
Câu 2(1,5 điểm): Cho phản ứng sau : 2SO2(k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k) , ∆H < 0
a) Cân bằng của pứ trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi :
+ Tăng nồng độ O2
+ Giảm áp suất của hệ
+ Hạ nhiệt độ của hệ
b) Giải thích.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Thanh Hà. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.