UBND QUẬN KIẾN AN Trung tâm GDNN – GDTX Kiến An | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Hóa Học 10 Năm học 2019-2020 |
I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Tính chất hoá học cơ bản của nhóm halogen là:
A. Tính khử mạnh
B. Tính oxi hoá yếu
C. Tính khử yếu
D. Tính oxi hoá mạnh
Câu 2. Dãy axit nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần tính axit
A. HF, HBr, HCl, HI
B. HF, HCl, HBr, HI
C. HF, HI, HBr, HCl
D. HCl, HBr, HI, HF
Câu 3. Các halogen đều có
A.7e lớp ngoài cùng.
B. 6e lớp ngoài cùng.
C. 5e lớp ngoài cùng.
D. 8e lớp ngoài cùng
Câu 4. Chọn câu đúng trong các câu sau đây.
A. Clorua vôi là muối tạo bởi 1 kim loại liên kết với một loại gốc axit
B. Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với 2 loại gốc axit
C. Clorua vôi là muối tạo bởi 2 kim loại liên kết với 1 loại gốc axit
D. Clorua không phải là muối
Câu 5. Dung dich axit nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh?
A. HCl
B. H2SO4
C. HNO3
D. HF
Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen
A. Nguyên tử có khả năng thu thêm một electron
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro
C. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron
Câu 7. Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hoà vừa hết 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,15M và Ba(OH)2 0,1M là
A. 350ml
B. 175ml
C. 250ml
D. 100ml
Câu 8. Nước Gia – ven là hỗn hợp của:
A. HCl, HClO, H2 O.
B. NaCl, NaClO3, H2 O.
C. NaCl, H2 O.
D. NaCl, NaClO, H2 O.
Câu 9. Hoá chất dùng để phân biệt 4 dung dịch HCl, NaOH, NaCl, NaNO3 đựng trong 4 lọ mất nhãn là:
A. Quỳ tím và dd AgNO3
B. Dung dịch AgNO3.
C. Quỳ tím và dd BaNO3
D. Quỳ tím
Câu 10. Trong nhóm halogen, tính oxi hóa thay đổi theo thứ tự
A. F > Cl > Br > I
B. F < Cl < Br < I
C. F > Cl > I > Br
D. F < Cl < I < Br
II. Tự luận (6 điểm)
Câu1: (3,0 điểm). Hoàn thành sơ đồ phản ứng.
MnO2 → Cl2 → NaCl → Cl2 → Br2 → I2 → AlI3
Câu 2. (1,0 điểm). Sục khí Cl2 vào dung dịch K2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 3: (2,0 điểm) Cho 10,4 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
Cho: H=1, Mg = 24, O=16, Fe=56.
---------HẾT---------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 10
A. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | B | A | B | D | C | A | D | A | A |
B. TỰ LUẬN
Câu 1:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Cl2 + 2Na → 2NaCl
2NaCl + 2H2O → 2NaOH+ Cl2 + H2
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
3I2 + 2Al → 2AlI3
Câu 2: Khi sục khí clo vào dung dịch Na2CO3 thì clo sẽ tác dụng với nước tạo thành 2 axit HCl và HClO. Axit HCl sẽ tác dụng với K2CO3 giải phóng khí CO2, còn axit HClO yếu hơn axit cacbonic nên không phản ứng
Cl2 + H2O → HCl + HClO
K2CO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O
Câu 3:
PTHH Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Khí thoát ra là H2. Số mol H2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol.
Từ hệ pt ta có x = 0,2; y = 0,1
m Mg = 0,2 . 24 = 4,8 g
mFe = 10,4 – 4,8 = 5,6 g
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 có đáp án Trung tâm GDTX Kiến An, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!