Đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Tố Hữu

TRƯỜNG THPT TỐ HỮU

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

PHẦN I : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 điểm gồm 12 câu )

01. Chọn phát biểu không đúng

A. Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất.

B. Tính  phi  kim  của  các  nguyên  tố  nhóm VIA giảm dần từ O đến Te.

C. Hidrosunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa, bốc ra  từ xác chết của người và động vật.

D. Hợp chất với hiđro của các nguyên tố nhóm VIA đều là những chất khí.

02.Sơ đồ nào sau đây không chính xác ?

A.  H2S→ KHS → K2S.                                                              B. H2S → S → SO2.  

C. O3 → O2 → S.                                                        D. Cu → CuS → H2S.

03. Chọn phát biểu sai

A. Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng.

B. Ozon là chất cần thiết trên thượng tầng khí quyển  vì nó hấp thụ tia cực tím.

C. Lưu huỳnh tan được trong nước.

D. Dung dịch axit sunfuhiđric để trong không khí sẽ có vẩn đục màu vàng.

04. Trong phòng thí nghiệm, ta có thể điều chế oxi bằng cách nhiệt phân một số hợp chất có chứa oxi và Để thu khí oxi người ta thường dùng phương pháp đẩy nước. Tính chất nào sau đây là cơ sở để áp dụng cách thu khí này đối với khí oxi?

A. Oxi có nhiệt độ hóa lỏng thấp: –183 oC.              

B. Oxi ít tan trong nước.

C. Oxi là khí hơi nặng hơn không khí.kém bền ( nhiệt phân KMnO4 , KClO3 ) như hình dưới đây.

D. Oxi là chất khí ở nhiệt độ thường.

05. Chọn phát biểu sai

A. Ứng dụng quan trọng nhất lưu huỳnh dùng để sản xuất axit sunfuric.

B. Dùng ozon để khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng tinh bột, chữa sâu răng, bảo quản hoa quả.

C. Dùng ozon để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

D. Không khí trong lành khi có chứa lượng rất nhỏ ozon (dưới 1 phần triệu theo thể tích).

06. Dẫn khí hidro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat. Hiện tượng quan sát được là

A. Màu xanh của dung dịch nhạt dần đồng thời xuất hiện kết tủa màu đen.

B. Xuất hiện kết tủa màu đen, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt.

C. Xuất hiện kết tủa màu đen.                                                                       

D. Không có hiện tượng.

07. Có  4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn sau: HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2 . Chỉ  cần dùng thêm một hóa chất trong các chất sau có thể nhận biết được 4 chất trên là

A. BaCl2.                                 B. H2SO4.                  C. quỳ tím.                  D. AgNO3.

08. Phản ứng hóa học nào sau đây là đúng ?

A. 2H2S + 3O2 thiếu   2SO2 + 2H2O.              

B. 2H2S + 3O2 dư   2SO2 + 2H2O.

C. H2S + KOH dư → KHS + H2O.                           

D. H2S + 2 NaCl → Na2S + 2 HCl.   

09. Hidro sunfua (H2S) đóng vai trò là chất khử trong phản ứng nào dưới đây?

A. 2H2S + 4Ag + O2 → 2Ag2S + 2H2O.                         

B. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3.

C. NaOH + H2S → NaHS + H2O.                             

D. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O.

10. Trong các thí nghiệm sau:

(1) Đốt cháy khí H2S trong O2 (thiếu).                     

(2) Cho H2O2 vào dung dịch KNO2.

(3) Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S.                       

(4) Cho khí O3 tác dụng với Ag.

Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra đơn chất?

A. 3.                                        B. 2.                            C. 1.                            D. 4.

11. Nhiệt phân 31,6 gam kali pemanganat với hiệu suất là 80%. Thể tích khí oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là

A. 2,240 lít.                             B. 1,792 lít.                 C. 3,584 lít.                 D. 1,972 lít..

12. Để oxi hoá hoàn toàn 8,1 gam kim loại hoá trị n cần 25,2 lít không khí (đktc). Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí. Kim loại đó là

A. Al.                                      B. Zn.                          C. Fe.                          D. Cu.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1: (2.0 điểm)

Viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

KClO3 → O2  → S  → FeS →  H2S → H2SO4

Xác định vai trò của H2S trong phản ứng (5) và phản ứng (6)

Câu 2: (1.0 điểm) Viết 1 phương trình hóa học của phản ứng chứng minh cho các trường hợp sau:

a) Tính oxi hóa của : O3 > O2.

b) Tính axit : axit sunfuhidric (H2S) < axit clohidric (HCl)

c)  Dung dịch H2S để lâu trong không khí bị vẩn đục màu vàng.

d)  S thể hiện tính khử.

Câu 3: (1.5 điểm) Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy nhận biết 4 lọ dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: Na2S , NaNO3, BaCl2 , Na2CO3

Câu 4: (1.25 điểm) Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,1 mol mỗi chất FeS, CuS và ZnS trong dd HCl dư. Dẫn toàn bộ khí bay ra vào 450 ml dd NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Z . Tính khối lượng Z ?

Câu 5:  (1.25 điểm) Trộn 4,8 gam kim loại R (đứng trước H2) có hoá trị II với S rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Hòa tan  X vào dung dịch H2SO4 loãng ( có dư) được hỗn hợp khí Y nặng 5,2 gam có tỉ khối so với oxi là 0,8125 . Tìm kim loại R?

..

Trên đây là trích dẫn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Tố Hữu, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?