ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Câu 1: Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
- Để trả lời cho câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh là gì với tinh thần tìm ra một hệ thống quan điểm, quan niệm về con đường CMVN được xây dựng trên nền tảng của một lý luận khoa học và cách mạng là chủ nghĩa Mác-Lênin, những năm qua nhiều công trình nghiên cức khoa học, phát biểu của các lãnh tụ Đảng và Nhà nước, nhiều nhà nghiên cứu trong nước ta, nêu lên những định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nhằm định hướng cho các nhà khoa học đi tìm câu trả lời tư tưởng Hồ Chí Minh, tại Đại hội lần thứ IX (4/2001) của Đảng, một lần nữa Đảng đưa ra khái niệm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
- Trên cơ sở định hướng trên, theo kết quả nghiên cứu đạt được trong những năm qua có thể bước đầu định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, từ CM dân tộc dân chủ nhân dân đến CMXH chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có những tư tưởng chủ yếu:
- Tư tưởng về dân tộc và CM giải phóng dân tộc.
- Tư tưởng về CNXH và con đường quá độ đi lên CNXH.
- Tư tưởng về Đảng CSVN.
- Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc.
- Tư tưởng về quân sự.
- Tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Câu 2: Trình bày bối cảnh lịch sử xã hôi cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tác động đến quá trình hình thành tư tưởng Hồ chí Minh
Trả lời:
- Hoàn cảnh VN: Trước khi Pháp xâm lược, nước ta là một nước phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chính quyền phong kiến suy tàn, bạc nhược khiến nước ta không phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, trí tuệ, không tạo đủ sức mạnh chiến thắng sự xâm lược của thực dân Pháp.
- Từ giữa 1958 từ một nước phong kiến độc lập, VN bị xâm lược trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Với truyền thống yêu nước anh dũng chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa của dân ta nổ ra liên tiếp, rầm rộ nhưng đều thất bại. Các phong trào chống Pháp diễn ra qua 2 giai đoạn: Từ 1858 đến cuối Thế kỷ 19, các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra dưới dự dẫn dắt của ý thức hệ Phong kiến nhưng đều không thành công: như Trương Định, Đồ Chiểu, Thủ Khoa Huân. Nguyễn Trung Trực (Nam Bộ); Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn (Trung Bộ); Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quy Binh, Hoàng Hoa Thám (Bắc Bộ). Sang đầu thế kỷ 20, xã hội VN có sự phân hóa sâu sắc: giai cấp CN, Tư sản dân tộc, tiểu tư sản ra đời, các cuộc cải cách dân chủ tư sản ở Trung Quốc của Khang Hiểu Vi, La Khải Siêu (dưới hình thức Tân Thư, Tân Sinh) tác động vào Việt Nam làm cho phong trào yêu nước chống Pháp chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản gắn với phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Duy Tân của Phan Chu Trinh,… do các sĩ phu phong kiến lãnh đạo nhưng do bất cập với xu thế lịch sử nên đều thất bại.
- Trước bế tắc của Cách Mạng Việt Nam và bối cảnh thế giới đó, Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước, từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của dân tộc và thời đại. Tình hình thế giới: Giữa thế kỷ 19, Chủ nghĩa Tư bản từ tự do cạnh tranh đã phát triển sang giai đoạn tư bản độc quyền (Đế quốc Chủ Nghĩa), xâm lược nhiều thuộc địa (10 Đế quốc lớn Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan... Bên cạnh mâu thuẫn vốn có là mâu thuẫn giữa Tư sản và Vô sản, làm nảy sinh mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa các nuớc thuộc địa và các nước Chủ nghĩa Đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ nhưng chưa ở đâu giành được thắng lợi. Chủ Nghĩa Tư bản phát triển không đều, một số nước Tư bản gây chiến tranh chia lại thuộc địa làm đại chiến Thế giới 1 nổ ra, Chủ Nghĩa Đế Quốc suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho Cách Mạng Tháng 10 nổ ra và thành công năm 1917, mở ra cho nhân loại con đường mới để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. và Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng đưa con đường CMVN đi theo con đường cách mạng vô sản mà cuộc CM Tháng 10 Nga đã vạch ra. Người khẳng định “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
- Điều đó được khẳng định rõ hơn khi người đọc bản luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa năm 1920.
- Năm 1920, tại đại hội Tua người tham ra sáng lập đảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu cuộc đời hoạt động cách mạng người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mac-Lenin.
Câu 3: Trình bày sự ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trả lời:
- Ảnh hưởng của truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam: Hồ Chí Minh là một trong những người con ưu tú của dân tộc. Trong mấy nghìn năm phát triển của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tạo ra anh hùng thời đại – HCM người anh hùng dân tộc. Tư tưởng HCM, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Trong đó chú ý đến các giá trị tiêu biểu:
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước đã hình thành cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú, bền vững. Đó là ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tự lực, tự cường, yêu nước…tạo động lực mạnh mẽ của đất nước.
- Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong khó khăn, hoạn nạn.
- Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ.
- Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài làm giàu cho văn hoá Việt Nam. Chính nhờ tiếp thu truyền thống của dân tộc mà HCM đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc. “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi tin theo Lênin và đi theo Quốc tế III.”
- Ảnh hưởng của tinh hoa văn hoá nhân loại: Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, HCM đã được trang bị và hấp thụ nền Quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn. Trên hành trình cứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu tri thức của mình và phục vụ cho cách mạng VN
Câu 4: Trình bày Những ảnh hưởng của giá trị văn hóa phương đông dẫn đến việc hình thành tư tưởng HCM
Trả lời :
- Văn hoá phương Đông: Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, và tư tưởng tiến bộ khác của văn hoá phương Đông.
- Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại. Tuy nhiên, HCM cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp – quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách. HCM đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước VN.
- Phật giáo vào VN từ sớm và có ảnh hưởng rất mạnh đối với VN. Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái. Phật giáo có tư tưởng bình đẳng, dân chủ hơn so với Nho giáo. Phật giáo cũng đề cao nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều thiện, coi trọng lao động. Phật giáo vào VN kết hợp với chủ nghĩa yêu nước sống gắn bó với dân, hoà vào cộng đồng chống kẻ thù chung của dân tộc là chủ nghĩa thực dân.
- Tư tưởng dân chủ tiến bộ như chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng đến tư tưởng HCM, vì Người tìm thấy những điều phù hợp với điều kiện của cách mạng nước ta. HCM là nhà mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng văn hoá phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng Việt Nam.
Câu 5: Trình bày những ảnh hưởng của giá trị văn hóa phương tây dẫn đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chi Minh
Trả lời:
- Văn hoá phương Tây: Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp 1791, tư tưởng dân chủ, về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776. Trước khi ra nước ngoài, Bác đã nghe thấy ba từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Lần đầu sang Pháp Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách phẩm chất cao thượng, tư duy độc lập tự chủ. Người đã nhìn thấy mặt trái của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái. Người cũng tiếp thu tư tưởng của những nhà Khai sáng Pháp.
- Đạo công giáo là tôn giáo lớn của phương Tây, Hồ Chí Minh quan niệm Tôn giáo là văn hoá. Điểm tích cực nhất của Thiên chúa giáo là lòng nhân ái. Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng văn hoá Đông - Tây để phục vụ cho cách mạng Việt Nam. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại.”
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án - ĐH Công Nghiệp Hà Nội, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!